Luận Văn Hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng container đường biển tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp năm 2012
    Định dạng file word


    MỤC LỤC



    LỜI CAM ĐOAN i

    LỜI CẢM ƠN ii

    NHẬN XÉT THỰC TẬP iii

    NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v

    MỤC LỤC . vi

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT . xi

    DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG xii

    DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH xiii

    LỜI MỞ ĐẦU .1

    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
    NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN

    1.1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu .4

    1.1.1. Khái niệm 4

    1.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân 4

    1.2. Giới thiệu về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa 5

    1.2.1. Khái niệm về giao nhận, người giao nhận 5

    1.2.1.1. Dịch vụ giao nhận 5


    1.2.1.2. Người giao nhận 7


    1.2.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận .7


    1.2.2.1. Đại diện cho người gửi hàng (người xuất khẩu) .7
    1.2.2.2. Đại diện cho người nhận hàng (người nhập khẩu) 8


    1.2.2.3. Các dịch vụ khác .9

    1.2.3. Vai trò của giao nhận trong thương mại quốc tế 9

    1.2.4. Quyền và nghĩa vụ , trách nhiệm của người giao nhận .9


    a) Trách nhiệm của người giao nhận 9

    b) Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 10

    1.2.5. Mối q uan hệ của người giao nhận với các bên liên quan .11

    1.3. Giới thiệu về vận tải hàng hóa bằng container đường biển .12

    1.3.1. Sơ lược về vận tải hàng hóa bằng container đường biển 12

    1.3.2. Những ưu nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng container đường biể n 12

    1.3.3. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển .13


    1.3.3.1. Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng. 13


    1.3.3.2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng 13


    1.3.3.3. Hàng nhập bằng container .15

    1.3.4. Những chứng từ phát sinh trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
    container đường biển .15

    Kết luận chương 1 .18

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
    NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
    THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU LONG PHỤNG PHÁT

    2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Long
    Phụng Phát 19
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19

    2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 22

    2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty .23

    2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty .23

    2.1.3.2. Nhiệm vụ và chức năng của các bộ phận trong công ty 23

    2.1.3.3. Nguồn nhân lực của công ty 25

    2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua .26

    2.1.4.1. Số lượng đơn hàng nhập khẩu bằng container đường biển .26

    2.1.4.2. Tình hình doanh thu, lợi nhuận .27

    2.2. Thực trạng về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường
    biển tại công ty 30

    2.2.1 Giới thiệu về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường
    biển của công ty 30

    2.2.2. Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển tại
    công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Long Phụng Phát 34

    2.2.2.1. Thị trường và đối tượng khách hàng phục vụ .34

    2.2.2.2. Giá cả, chi phí của dịch vụ 37

    2.2.2.3. Chất lượng của dịch vụ - Đánh giá của khách hàng về dịch vụ 38

    2.2.2.4. Các đối thủ cạnh tranh của công ty .39

    2.2.3. Đánh giá về hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường
    biển của công ty 39

    2.2.3.1. Ưu điểm .39

    2.2.3.2. Nh ững mặt hạn chế và nguyên nhân .40

    Kết luận chương 2 .43

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
    ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER
    ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT
    NHẬP KHẨU LONG PHỤNG PHÁT

    3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển cho hoạt động giao nhận hàng hóa bằng
    container đường biển của công ty trong thời gian tới .44

    3.1.1. Triển vọng phát triển của ngành dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng
    container đường biển tại Việt Nam .44

    3.1.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển cho hoạt động giao nhận hàng hóa bằng
    container đường biển của công ty trong thời gian tới .45

    3.2. Giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu
    bằng container đường biển tại công tyTNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập
    Khẩu Long Phụng Phát .46

    3.2.1 Giải pháp 1: Giải pháp về thị trường .46

    3.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp về nguồn nhân lực .48

    3.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật 51

    3.2.4. Giải pháp 4: Giải pháp về chăm sóc khách hàng và nâng cao chất lượng
    dịch vụ .52

    3.3. Kiến nghị đối với Nhà Nước và các cơ quan có thẩm quyền 55

    3.3.1. Cải cách hành chính, tạo môi trường pháp lý thông thoáng. 55

    3.3.2 Đơn giản hóa, hài hòa các thủ tục chứng từ liên quan .55

    3.3.3. Tạo môi trường kinh tế xã hội thuận lợi .56

    3.3.4. Nâng cao vai trò của hiệp hội giao nhận .56

    KẾT LUẬN .58

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .59

    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU




    Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, các quốc gia ngày càng đẩy mạnh
    hoạt động giao thương để thúc đẩy phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh
    cũng diễn ra gay gắt và khốc liệt hơn. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
    giới (WTO) là một cơ hội lớn để thay đổi diện mạo quốc gia, tận dụng mọi nguồn
    lực nhằm tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó, hoạt động ngoại thương đóng vai trò
    quan trọng và không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế và luôn chiếm tỉ
    trọng cao trong cơ cấu ngành, đồng thời góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách
    Nhà nước.

    Nói đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chúng ta không thể không nói đến
    dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rời
    nhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau. Công tác giao nhận giữ vai trò
    đảm bảo cho việc xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thông suốt, nối liền sản
    xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, góp phần
    nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới. Những
    năm gần đây, hoạt động giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói
    riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Với đường bờ biển dài hơn
    3000 km cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất nước, ngành giao nhận
    vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể. Khối lượng và giá
    trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao nhận
    hàng hóa quốc tế của Việt Nam.

    Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam là những doanh
    nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, vốn ít, vì vậy mà hoạt động giao nhận
    hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp này thường được thuê ngoài. Sử
    dụng các dịch vụ giao nhận giúp doanh nghiệp tận dụng tính chuyên nghiệp về dịch
    vụ của các công ty giao nhận đồng thời mang lại hiệu quả chi phí cho doanh nghiệp
    hơn so với việc thành lập riêng bộ phận giao nhận hàng hóa, giúp doanh nghiệp tập
    trung cho việc sản xuất, kinh doanh của mình có hiệu quả hơn.

    Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Long Phụng Phát
    được thành lập từ năm 2002, là nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa
    quốc tế. Tuy thành lập không lâu, với số vốn ít ỏi nhưng nhờ tận dụng những lợi thế
    của mình cùng với chiến lược và chính sách đúng đắn, công ty đang ngày càng
    khẳng định vị trí của mình trong thị trường giao nhận.

    Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập
    Khẩu Long Phụng Phát, em nhận thấy rằng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập
    khẩu bằng container đường biển của công ty khá phát triển, nhưng vẫn chưa khai
    thác hết thị trường tiềm năng và chưa đạt được hiệu quả tối ưu. Với những kiến thức
    đã học hỏi được và mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công
    ty, em đã chọn đề tài “Hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng container
    đường biển tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Long
    Phụng Phát” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

    Thông qua đề tài này, em muốn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động
    giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển của công ty cũng như toàn
    ngành, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp công ty phát triển
    hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển hơn.

    Mục đích nghiên cứu:

    Tìm hiểu về thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
    container đường biển của công ty Long Phụng Phát, đánh giá những thuận lợi, khó
    khăn của công ty cũng như của toàn ngành, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp và
    kiến nghị giúp công ty nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận của mình.

    Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

    Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương Mại
    Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Long Phụng Phát, chiến lược và phương thức kinh doanh
    của công ty, giới thiệu về quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường
    biển tại công ty, phân tích kết quả kinh doanh của hoạt động giao nhận từ năm 2009
    – 2011 qua các số liệu thu thập được, đánh giá những thuận lợi và khó khăn, điểm
    mạnh và những mặt tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị. Bài báo cáo
    căn cứ vào nguồn số liệu về tài chính - kế toán của công ty trong năm 2009 – 2011,
    kết hợp các cơ sở lý luận và thực tế để phân tích, đánh giá hoạt động của công ty và
    đưa ra các giải pháp.

    Phương pháp nghiên cứu:

    Với đề tài này, em sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp
    thống kê, phân tích số liệu và phương pháp thu thập số liệu: sử dụng những tài liệu
    và thông tin có sẵn để giới thiệu về hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
    container đường biển, thu thập những bảng số liệu và thông tin đã được tổng hợp về
    tình hình kinh doanh của công ty để phân tích, đánh giá sơ lược về tình hình hoạt
    động của công ty. Bên cạnh đó, em sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế để tìm
    hiểu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển thực tế của
    công ty, từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện
    quy trình giao nhận của các lô hàng cụ thể để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
    và kiến nghị phù hợp.

    Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các
    phụ lục khác, đề tài gồm có 3 chương:

    - Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu
    bằng container đường biển.
    - Chương 2: Thực trạng về hoạt động giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng
    container đường biển tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập
    Khẩu Long Phụng Phát.
    - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận
    hàng hóa nhập khẩu bằng container đường biển tại Công ty TNHH
    Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Long Phụng Phát.

    CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
    NHẬP KHẨU BẰNG CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN




    1.1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu

    1.1.1. Khái niệm:

    Nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu
    cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất trên cơ sở tuân theo các thông lệ thị trường
    quốc tế. Về bản chất, sẽ có một luồng hàng hoá - dịch vụ từ nước ngoài chảy vào
    nước nhập khẩu và có một luồng tiền tương ứng chảy ra. Các doanh nghiệp kinh
    doanh nhập khẩu nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.

    1.1.2. Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân

    Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế, tác động một
    cách trực tiếp đến sản xuất và đời sống. Nhập khẩu giúp tăng cường cơ sở vật chất
    kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng
    mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu.
    Nhập khẩu còn có vai trò thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong
    nước sẽ không có lợi bằng xuất khẩu, tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và
    khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất,
    tài nguyên và khoa học kỹ thuật.

    Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau:

    - Thúc đẩy quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    - Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo sự phát
    triển cân đối ổn định, khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế.

    - Đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động,
    góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...