Hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2013–03NV
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Bùi Ngọc Diệp
    Các thành viên tham gia:  PGS.TS. Nguyễn Dục Quang
                                             TS. Hoàng Gia Trang
                                             ThS. Bạch Ngọc Diệp
                                             ThS. Đinh Ngọc Bích Khuyên
                                             CN. Nguyễn Thị Kim Chi
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 20013/ tháng 8 năm 2014

    2. Tính cấp thiết

    Nghị quyết số 29-NQ/TW đã xác định phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông đó là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.”

    Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015 đã tóm tắt nét đặc trưng trong thiết kế chương trình giáo dục phổ thông như sau: “Xác định hệ thống năng lực cơ bản, thiết yếu mà HS cần đạt. Các năng lực này sẽ chi phối việc xác định các lĩnh vực/môn học cốt lõi và các hoạt động GD quan trọng nhằm phục vụ mục tiêu GD”. Ngoài ra, đề án này đã đưa ra quan niệm “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học và hoạt động GD ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”.

    Có thể thấy rất nhiều chỗ trong Đề án đã đề cập đến “các hoạt động giáo dục” như “Cân đối các môn học và các hoạt động GD, tăng cường các hoạt động xã hội, chú trọng GD HS theo những giá trị nhân bản của dân tộc và nhân loại” (3.3.2. Thực hiện giáo dục toàn diện) hay “Chương trình GDPT được xây dựng là một chỉnh thể nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, từ CTGD cấp học đến CT các môn học và các hoạt động GD nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính hệ thống”. (3.3.3. Đảm bảo tính chỉnh thể của chương trình giáo dục phổ thông) hoặc “Nội dung các môn học và hoạt động GD được thiết kế theo quan điểm tích hợp, chú ý đến những nội dung mang tính liên môn như: biến đổi khí hậu; môi trường; an toàn giao thông; dân số; giới; .” (3.3.4. Đổi mới cấu trúc của chương trình giáo dục phổ thông).

    Vậy thế nào là hoạt động giáo dục? Căn cứ vào đâu để xây dựng các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học? Có những hoạt động giáo dục nào trong trường Tiểu học sau năm 2015? Cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục như thế nào? Cách thức đánh giá kết quả hoạt động giáo dục của học sinh tiểu học như thế nào? . Đó đang còn là những câu hỏi cần được nghiên cứu, tìm hiểu.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu đề xuất mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức và cách thức đánh giá học sinh trong hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học sau năm 2015

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
    - Nghiên cứu, đề xuất về hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015
    - Các khuyến nghị

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nhiệm vụ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong đề tài này về khái niệm Hoạt động giáo dục được hiểu theo theo nghĩa hẹp

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu so sánh và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương:

    Chương 1. Cơ sở lí luận của đề tài

    1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm
    1.2. Đặc điểm Tâm sinh lí của học sinh tiểu học
    1.3. Vị trí, vai trò và đặc trưng của Hoạt động giáo dục trong trường tiểu học
    1.4. Hoạt động giáo dục trường tiểu học ở một số nước trên thế giới
    1.5. Hoạt động giáo dục ở trường tiểu học Việt Nam hiện nay

    Chương 2. Đề xuất về hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015

    2.1. Về tên gọi: Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
    2.2. Vị trí của Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục sau năm 2015
    2.3. Mục tiêu Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
    2.4. Nội dung Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học
    2.5. Phương thức thực hiện Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
    2.6. Cách thức tổ chức các Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
    2.7. Cách thức đánh giá Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo
    2.8. Minh họa một số chủ đề Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở trường tiểu học sau năm 2015

    Chương 3. Kết luận và khuyến nghị

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    - Nhiệm vụ nghiên cứu đã cung cấp cơ sở lý luận cho việc đề xuất các Hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau năm 2015
    - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo hữu ích cho Ban chỉ đạo chương trình giáo dục sau năm 2015, các tác giả chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 khi xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015
    - Kết quả nghiên cứu giúp cán bộ quản lý giáo dục, các giáo viên và tổng phụ trách Đội, . sử dụng tham khảo khi tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục ở trường Tiểu học
    - Kết quả nghiên cứu bổ sung nguồn thông tin, tư liệu cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các chuyên gia tâm lý, giáo dục, khi thực hiện các nghiên cứu tiếp theo về hoạt động giáo dục của trường tiểu học.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) trong trường tiểu học là những hoạt động đặc thù tập trung vào nhóm mục tiêu hình thành các giá trị sống, phẩm chất, ý thức nhân cách . Các nội dung giáo dục bao gồm những lĩnh vực quan hệ khác nhau của cá nhân với xã hội, chứa đựng những giá trị sống, phẩm chất, năng lực xã hội – tâm lý cần được hình thành ở mỗi cá nhân. Những nội dung này được tích hợp kiến thức nhiều lĩnh vực, được hình thành thông qua những phương thức đặc trưng riêng như qua trải nghiệm, thử nghiệm, hoạt động thực tiễn của học sinh, Các lĩnh vực của HĐGD có thể kể đến là: chính trị xã hội, khoa học – kĩ thuật, lao động công ích, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, . để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách (đạo đức, phẩm chất, năng lực, sở trường, .); Về tên gọi: Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo; Về Vị trí của HĐGD TNST trong chương trình GD sau năm 2015: Hoạt động giáo dục TNST là một bộ phận quan trọng của chương trình GD, là một thành tố quan trọng cấu thành nên chương trình giáo dục quốc gia.

    Khuyến nghị

    Đối với BCĐ chương trình sau năm 2015: Cần nhận thức rõ HĐGD trải nghiệm sáng tạo trong trường Tiểu học thực sự là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục ở trường Tiểu học, vì vậy cần biên soạn một chương trình hoạt động riêng và cần dành một khoảng thời lượng xứng đáng trong kế hoạch GD ở trường Tiểu học.
    Đối với các tác giả xây dựng chương trình: Cần quán triệt tư tưởng xây dựng chương trình theo hướng tiếp cận năng lực đồng thời cần đảm bảo các đặc trưng của hoạt động GD TNST khi thiết kế và xây dựng chương trình.

    Đối với cán bộ QLGD:Cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục, nhà trường thực hiện đúng tinh thần của đổi mới GDPT sau năm 2015 nghĩa là triển khai thực hiện các HĐGD nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cho HS.

    Đối với nhà trường: Dựa vào chương trình khung quốc gia cần xây dựng chương trình Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo của trường mình sao cho phù hợp với đặc điểm vùng miền và điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương

    Đối với giáo viên: Khi tổ chức thực hiện hoạt động cùng học sinh cần trao quyền cho HS tự chủ trong các hoạt động từ khâu đề xuất ý tưởng đến khâu thiết kế, chuẩn bị và thực hiện hoạt động để giúp các em được trải nghiệm nhiều nhất, từ đó góp phần hình thành năng lực cho HS. Khi đánh giá hoạt động của HS, GV không chỉ đánh giá kết quả hoạt động mà còn phải chú trọng đến đánh giá cả quá trình tham gia cũng như tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của HS.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...