Luận Văn Hoạt động giám sát của Quốc hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động giám sát của Quốc hội

    MỤC LỤC


    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC HỘI


    1.1 Sự ra đời và phát triển của Quốc hội .3


    1.2 VỊ trí và tính chất pháp lý của Quốc hội 5


    1.3 Chức năng của Quốc hội 7


    1.4 Tổ chức và hoạt động của Quốc hội .9


    1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội 9


    1.4.2 Hoạt động của Quốc hội 13


    1.4.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội 14


    1.5 Mối liên hệ giữa giám sát tối cao với kiểm sát, giám đốc xét xử và thanh tra kiểm tra 16


    CHƯƠNG 2 HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI


    2.1 Khái niệm giám sát, mối liên hệ giữa chức năng giám sát và các


    chức năng khác của Quốc hội và hoạt động giám sát của Quốc hội .19


    2.1.1 Khái niệm giám sát 19


    2.1.2 Mối liên hệ giữa chức năng giám sát và các chức năng khác


    của Quốc hội 22


    2.1.3 Hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 26


    2.2 Các hoạt động thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội 28


    2.2.1 Hoạt động giám sát thông qua các kỳ họp của Quốc hội .28


    2.2.2 Hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội .32


    2.2.3 Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban


    của Quốc hội 35


    2.2.4 Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội .38

    2.2.5 Trách nhiệm của Quốc hội trong việc thực hiện quyền


    giám sát tối cao .40


    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP


    3.1 Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động giám sát tối cao


    của Quốc hội 43


    3.1.1 Đánh giá chung 43


    3.1.2 Hoạt động chất vấn 46


    3.1.3 Hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm 48


    3.1.4 Đối với việc thành lập Ủy ban lâm thời .49


    3.1.5 Hoạt động xem xét báo cáo .50


    3.1.6 Hoạt động bảo vệ Hiến pháp .51


    3.2 Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát


    tối cao của Quốc hội .53


    3.2.1 Phương hướng hoàn thiện hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội 53


    3.2.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội .54


    Kết luận 61

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Quốc hội là cơ quan quyền lực nhả nước cao nhất, do nhân dân bầu ra. Nhiệm vụ chính của Quốc hội là lập hiến và lập pháp. Đồng thời, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.


    Mặc dù vậy, hoạt động giám sát của Quốc hội trong những năm qua còn có những mặt hạn chế. Hiệu quả hoạt động giám sát mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng mới đáp ứng ở mức thấp so với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, từ nguyện vọng của nhân dân và quy định của hiến pháp, pháp luật. Một số nội dung giám sát quan trọng chưa được tập trung cao; giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chưa làm được nhiều và thường xuyên; giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; chưa chú trọng theo dõi, đôn đốc đến cùng việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị để đánh giá đúng kết quả, hiệu lực giám sát; hoạt động giám sát về phòng, chống tham nhũng cũng chưa thu được kết quả như mong muốn.


    Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức giám sát còn bị động, nhiều cuộc giám sát mới dừng lại ở việc nghe báo cáo, nắm tình hình và chủ yếu dựa vào thông tin do chính các cơ quan chịu sự giám sát cung cấp; các công cụ phục vụ hoạt động giám sát chưa đủ mạnh, do đó phát huy hiệu quả chưa cao; chưa xây dựng được các thiết chế phù họp để bảo đảm cho Quốc hội có đầy đủ điều kiện tiến hành hoạt động giám sát một cách thực chất.


    Điều đó đòi hỏi Quốc hội phải có sự giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời những vấn đề bất cập trong hệ thống pháp luật cũng như những bất cập trong bộ máy nhà nước, kịp thời chấn chỉnh, sửa đổi để hệ thống pháp luật cũng như bộ máy nhà nước phù hợp hơn với quá trình hội nhập của đất nước, đưa đất nước vươn cao và vươn xa hơn trên trường quốc tế.


    Đó chính là lý do người viết chọn đề tài: “Hoạt động giám sát của Quốc hội làm đề tài tốt nghiệp.

    2. Mục đích nghiên cứu


    Vấn đề giám sát của Quốc hội là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan chức năng. Đã có rất nhiều các công trình lớn nhỏ nghiên cứu, tim hiểu về vấn đề này. Với phạm vi kiến thức còn nhiều hạn chế, người viết hi vọng khóa luận tốt nghiệp có thể đưa ra một số giải pháp mang tính tính nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội. Do đó, nghiên cứu chủ yếu của bài luận là:


    Tìm hiểu chung về Quốc hội


    Tìm hiểu về hoạt động giám sát của Quốc hội


    Thực trạng hoạt động giám sát và một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động giám sát của Quốc hội


    3. Đối tượng và phạm ví nghiên cứu


    Hoạt động giám sát của Quốc hội là một trong những nội dung có phạm vi tương đối rộng lớn và phức tạp. Trong phạm vi bài luận tốt nghiệp, người viết chỉ đi sâu nghiên cứu hoạt động giám sát của Quốc hội theo Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội. Trong đó, đối tượng chủ yếu là các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện nghiên cứu đề tài, khóa luận áp dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp tổng họp, so sánh, diễn giải, hệ thống hóa, thống kê . từ các số liệu, tài liệu thu thập được.


    5. Bố cục đề tài


    Luận văn được kết cấu theo bố cục sau:


    Mục lục Phần mở đầu


    Chương 1: Khái quát chung về Quốc hội Chương 2: Hoạt động giám sát của Quốc hội


    Chương 3: Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội và một số kiến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...