Chuyên Đề Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng
    Lời nói đầu


    1. Tính cấp thiết của chuyên đề: “Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng”

    Khi xu thế hội nhập với khu vực và thế giới diễn ra ngày càng nhanh và qui mô ngày càng rộng, Việt Nam một quốc gia đang phát triển đã có những bước tiến đáng kể đặc biệt trong hoạt động thương mại quốc tế để tự khẳng định mình và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá của thế giới. Trong quá trình ấy đòi hỏi mỗi quốc gia phải không ngừng khai thác những lợi thế vốn có của mình để cạnh tranh với các quốc gia khác.
    Đối với Việt Nam một đất nước còn nghèo lại thiếu vốn cũng như khoa học công nghệ, trong khi đó lao động chưa chó trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ quản lý còn yếu. Ở giai đoạn hiện nay, để có thể tham gia vào thương mại quốc tế thì nước ta chủ yếu tiến hành những ngành sản xuất tận dụng được lợi thế có nguồn lao động dồi dào, đầu tư vốn ít, quay vòng vốn nhanh, tích cực thu hút đầu tư FDI để tiếp thu công nghệ và học hỏi kinh nghiệm quản lý, đó là những ngành như chế biến thuỷ sản, dệt may, giầy dép
    Trong đó, ngành Da- Giầy là một trong những ngành đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như các doanh nghiệp. Bởi đây là một ngành sản xuất hàng tiêu dùng đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của đất nước.
    Nhưng trên thực tế do việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn yếu cùng với sự lạc hậu về kỹ thuật nên hầu hết các doanh nghiệp giầy Việt Nam vẫn đang hoạt động ở hình thức gia công xuất khẩu là chủ yếu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu để hoàn thiện hơn hoạt động gia công sau đó chuyển nhanh sang thành hoạt động xuất khẩu trực tiếp đang là một yêu cầu cấp thiết với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Qua việc tìm hiểu nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng, một doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo mô hình gia công xuất khẩu để có thể nắm bắt những ưu điểm của hoạt động này mang lại cho công ty nói riêng và những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình này nói chung. Đồng thời qua đó cũng thấy được hạn chế khi duy trì tiếp phương thức gia công từ đó tìm ra những biện pháp để có thể góp phần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu lớn mạnh tạo đà bước sang sản xuất xuất khẩu .
    3. Đối tượng_phạm vi_phương pháp nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu
    Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề “ Hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng” chỉ đi sâu vào nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu. Đây là một bộ phận nhỏ của hoạt động thương mại quốc tế và là hình thức đang được sủ dụng nhiều tại các công ty có qui mô nhỏ ở Việt Nam. Ngành nghề được nghiên cứu ở đây là ngành Da- Giầy, là một ngành có đóng góp đáng kể vào GDP hiện nay. Các biện pháp đưa ra nhằm hoàn thiện cho công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng cũng như những công ty có phương thức kinh doanh tương tự.
    Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin, phỏng vấn trực tiếp, thống kê, phân tích tổng hợp để đưa ra các kết luận và các nhận xét.
    4. Ý nghĩa chuyên đề
    Chuyên đề nghiên cứu về một hoạt động đang được áp dụng khá phổ biến trong hầu hết các doanh nghiệp sản xuất Da- Giầy hiện nay. Do vậy nó có ý nghĩa trong việc cung cấp những giải pháp giúp công ty có thể áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, và đây cũng là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên những người muốn tìm hiểu về hoạt động gia công xuất khẩu.
    5. Kết cấu của chuyên đề
    Chuyên đề có kết cấu gồm 3 phần:

    Chương1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của các ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng
    Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng
    MỤC LỤC


    Trang
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
    Lời mở đầu 1
    Chương 1. Lý luận chung về hoạt động gia công xuất khẩu của ngành Da- Giầy trong tiến trình hội nhập 4
    1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế 4
    1.2. Hoạt động gia công xuất khẩu và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu 5
    1.2.1. Khái niệm 5
    1.2.2. Đặc điểm, vai trò hoạt động gia công xuất khẩu 6
    1.2.3. Các hình thức gia công xuất khẩu 7
    1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sư phát triển của ngành Da- Giây 7
    1.3. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế quốc dân 10
    1.3.1. Vị trí ngành Da- Giầy trong nền kinh tế 10
    1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành Da- Giầy 12
    1.4. Một só thị trường Gia- Giầy của Việt Nam trên thế giới 13
    1.4.1. Thị trường Mỹ 13
    1.4.2. Thị trường EU 15
    1.4.3. Thị trường Nhật Bản 17
    1.4.4. Một số thị trường khác

    17
    Chương 2. Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần vật tư và giầy dép xuất khẩu Hải Hưng 19
    2.1. Tổng quan về công ty 19
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19
    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ, cơ câu, bộ máy tổ chức quản lý 21
    2.2. Tình hình sản xuất gia công xuất khẩu giầy của công ty 25
    2.2.1. Các nguồn lực sản xuất 26
    2.2.1.1. Cơ sở hạ tầng 26
    2.2.1.2. Vốn 28
    2.2.1.3. Lao động 29
    2.2.1.4. Công nghệ 31
    2.2.2. Thực trạng xuất khẩu của công ty 33
    2.2.2.1. Giá trị kim ngạch xuất khẩu 33
    2.2.2.2. Chủng loại mặt hàng giầy xuất khẩu 35
    2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu của công ty 36
    2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động gia công xuất khẩu của công ty 39
    2.2.3.1. Những mặt đạt được 39
    2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế 40
    2.2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng đó 41


    Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại công ty 43
    3.1. Phương hướng sản xuất củ ngành Da- Giầy Việt Nam trong tiến trình hội nhập 43
    3.2. Chiến lược kinh doanh của công ty 45
    3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động gia công xuất khẩu 48
    3.3.1. Thuận lợi 48
    3.3.2. Khó khăn 49
    3.4. Một số biện pháp đối với công ty 50
    3.4.1. Nhóm biện pháp nhà nước 50
    3.4.1.1. Tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi 50
    3.4.1.2. Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu và đổi mới công nghệ trong nước 52
    3.4.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực 53
    3.4.1.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mại 54
    3.4.2. Nhóm biện pháp từ phía công ty 54
    3.4.2.1. Tạo vốn cho sản xuất 54
    3.4.2.2. Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng và quản lý sử dụng tài sản 55
    3.4.2.3. Tích cực tham gia tìm hiểu thị trường 55
    3.4.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm 56
    3.4.2.5. Tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ người lao động trong tổ chức quản lý 57
    Kết luận 59
    Danh mục tài liệu tham khảo 60
     
Đang tải...