Luận Văn Hoạt động điều tra tội phạm vi phạm về khai thác và bảo vệ rừng của cảnh sát điều tra tội phạm về tr

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam á, với diện tích 330.991,5 km2, khí hậu
    nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tốt. Việt Nam có thế mạnh về phát
    triển nông nghiệp, có diện tích rừng và đất rừng chiếm khoảng 30% diện tích
    lãnh thổ. Rừng là nguồn tài nguyên to lớn, là nguồn thu lợi lớn cho nền kinh tế
    quốc dân. Rừng không những có giá trị kinh tế mà rừng còn có vai trò quan
    trọng trong quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, rừng đã tạo ra sự ổn định và cân
    bằng về môi trường sinh thái, hạn chế các tác hại của lũ lụt, mưa gió, hạn hán,
    phục vụ đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch của nhân dân. "Rừng là
    nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị kinh tế lớn” nên rừng đã trở thành đối
    tượng, mục tiêu khai thác của nhiều cá nhân, tổ chức với mục đích vụ lợi". Theo
    thống kê của Cục kiểm lâm - Bộ NN & PTNN, đến năm 1997: "Việt Nam có
    khoảng 11,3 triệu ha rừng" Chỉ tính riêng từ năm 1997 đến nay, không kể diện
    tích rừng bị cháy, do khai thác bừa bãi của con người, diện tích rừng tự nhiên ở
    Việt Nam bị tàn phá hơn một triệu ha. Khi Việt Nam xoá bỏ cơ chế quản lý
    kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hoá, tình hình tội phạm kinh tế có
    chiều hướng gia tăng, trong đó tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và
    bảo vệ rừng có chiều hướng gia tăng không những về tổng số vụ việc, mà tính
    chất tội phạm cũng rất nghiêm trọng. Theo Báo cáo của Cục CSĐT tội phạm về
    trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C15), chỉ tính từ năm 1997 đến 2006: "toàn
    quốc xảy ra 1.820 vụ án vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng".
    Thiệt hại do tội phạm vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo
    vệ rừng gây ra đã ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Về kinh tế, đã gây
    thiệt hại lớn cho nguồn thu nhập quốc dân. Về an ninh quốc phòng, làm ảnh
    hưởng đến các thế trận phòng thủ đất nước, hệ thống các công trình an ninh
    quốc phòng. Về môi trường đã làm mất đi sự cân bằng sinh thái, ảnh hưởng và
    gây ra nhiều tác hại như: hạn hán, lũ lụt, mưa gió, phá hỏng hệ thống đê kè ven
    biển, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, của nhân dân.
    Các quốc gia trên thế giới đều đã nhận thức và xác định rõ tính chất nguy
    hiểm cao của tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, nên
    đã tổ chức và chỉ đạo cho các cơ quan chuyên trách của nhà nước tập trung đấu
    tranh kiên quyết đối với loại tội phạm này. Nhà nước Việt Nam cũng đã ban
    hành nhiều văn bản pháp luật, nhiều thông tư, chỉ thị nhằm chỉ đạo cho các
    2
    ngành, các cấp, các địa phương chủ động đưa ra các biện pháp ngăn chặn kịp
    thời và đấu tranh mạnh mẽ đối với tội phạm này như: Chỉ thị số 186/TTg ngày
    2/5/1997 về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;
    Chỉ thị số 287/TTg ngày 2/5/1997 về việc kiểm tra truy quét những cá nhân và
    tổ chức phá hoại rừng; Kế hoạch số 421/BNV (C12) ngày 6/6/1997 về việc tăng
    cường biện pháp bảo vệ rừng của lực lượng CSND; Công văn số 530 ngày
    27/6/1998 của Cục cảnh sát kinh tế và Cục Kiểm lâm hướng dẫn về sự phối hợp
    công tác giữa lực lượng Cảnh sát kinh tế với lực lượng Kiểm lâm.
    Lực lượng Cảnh sát nhân dân nói chung, CSĐT tội phạm về TTQLKT
    và CV nói riêng là một trong những lực lượng mũi nhọn trong công tác đấu
    tranh chống tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng.
    Trong những năm qua, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV đã kết
    hợp chặt chẽ với lực lượng trong ngành và ngoài ngành bằng các biện pháp
    điều tra hữu hiệu nhằm đấu tranh quyết liệt với tội phạm nên bước đầu đã thu
    được những kết quả nhất định. Song thực tế, tội phạm vi phạm các quy định
    về khai thác và bảo vệ rừng vẫn xảy ra hết sức phức tạp với những thủ đoạn
    tinh vi, hậu quả của tội phạm gây ra hết sức nặng nề, không những ảnh
    hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, mà còn trực tiếp ảnh hưởng
    đến môi trường và đời sống của nhân dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
    trong công tác điều tra loại tội phạm này vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại thiếu
    sót như: Công tác phát hiện tội phạm thiếu kịp thời, quan hệ phối hợp trong
    hoạt động điều tra chưa đồng bộ, sử dụng các biện pháp điều tra chưa linh
    hoạt dẫn đến tỷ lệ điều tra khám tội phạm thấp, công tác xử lý tội phạm thiếu
    kịp thời, kiên quyết.
    Theo báo cáo của Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV và thống kê
    của Cục Kiểm lâm - Bộ NN & PTNT, từ năm 1997 đến 2006: "Toàn quốc xảy
    ra 54.483 vụ việc vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, làm thiệt
    hại 2.920 ha rừng. Trong 54.483 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo
    vệ rừng, có 1.820 vụ đủ dấu hiệu tội phạm". Khi vụ án hình sự vi phạm các quy
    định về khai thác và bảo vệ rừng xảy ra thì CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV
    phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động điều tra khám phá theo chức năng nhiệm
    vụ của mình. Nhiệm vụ của CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV là phải thu thập
    tài liệu, chứng cứ, chứng minh làm rõ sự thật khách quan của vụ án và con
    người phạm tội nhằm xử lý nghiêm minh, chính xác loại tội phạm này. Để có
    nhận thức đúng đắn về hoạt động điều tra, nắm vững quy luật hoạt động của
    loại tội phạm này và tiến hành hoạt động điều tra có hiệu quả, cần phải nghiên
    3
    cứu về hoạt động điều tra loại tội phạm này một cách có hệ thống trên cả hai
    phương diện lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Đây là những vấn đề cần
    phải tập trung để nghiên cứu, phân tích và làm rõ trong luận án.
    Chính vì lý do trên chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Hoạt động
    điều tra tội phạm vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng của lực
    lượng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...