Thạc Sĩ Hoạt động dịch vụ quốc tế của việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong vòng hai, ba thập kỉ vừa qua, các nhà kinh tế, và các nhà hoạch định chính sách, đã ngày càng chú ý nhiều hơn tới sự đóng góp của các ngành dịch vụ tới quá trình phát triển kinh tế trên toàn thế giới.Tuy nhiên, giá trị của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế vẫn chưa được đánh giá đúng mức, khi hoạch định các chính sách như chính sách thuế, thương mại và trợ cấp, ngành sản xuất vẫn thu hút được nhiều sự chú ý về mặt chính trị và nguồn lực hơn.
    Tuy nhiên người ta ngày càng thừa nhận tầm quan trọng của các ngành dịch vụ, một phần là do dịch vụ ngày càng liên kết chặt chẽ với hàng hóa để đảm bảo hàng hóa duy trì khả năng cạnh tranh của mình. Mặc dù khác nhau về cơ cấu sản xuất và việc làm, các nền kinh tế hiện đại, dù là phát triển hay đang phát triển đều có một đặc điểm chung là tỷ trọng của dịch vụ ngày càng tăng, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngày càng được thừa nhận là một trong những điều kiện tiên quyết cho quá trình phát triển. Chúng ta phải thừa nhận rằng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng cũng như tăng trưởng kinh tế và không thể có một nền kinh tế mang tính cạnh tranh nếu như ngành dịch vụ không hiệu quả và hiện đại về công nghệ.
    Trước đổi mới, chế độ sở hữu nhà nước đã ngăn cản sự xuất hiện của nhiều dịch vụ đóng vai trò quan trọng cho sự vận hành của một nền kinh tế thị trường. Từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách định hướng thị trường theo chính sách đổi mới của mình, quá trình này đã dẫn tới những sự phát triển, đặc biệt khi Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO. Tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của nền kinh tế nước nhà và chưa ghi dấu trong nền kinh tế khu vực và thế giới, bằng chứng là tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp (<50%).Vì vậy nhóm chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động dịch vụ quốc tế của Việt Nam” để nghiên cứu nhằm rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động dịch vụ quốc tế trên cơ sở đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ dịch vụ quốc tế trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...