Luận Văn Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: thực trang và triển vọng

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận Ngoại thương 95 trang

    Trong giai đoạn hiện nay với xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập của các nước vào nền kinh tế thế giới. Nhận thức rõ điều này, liên tục trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam sớm trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam cùng với các nước ASEAN đang là điểm đến đầy hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
    Nhật Bản là trong những nước phát triển nhất ở châu Á, là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Mặc dù là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thiếu nguyên liệu cho sản xuất nhưng bù lại Nhật Bản lại có công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến. Chính vì thế họ có xu hướng đầu tư ra bên ngoài, đặc biệt là các nước đang phát triển ở châu Á, để khai thác các nguồn lực sẵn có của những nước này. Với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật Bản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn đầu tư thực hiện và hiệu quả triển khai.
    Khu vực phía Bắc Việt Nam với thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị , kinh tế của cả nước, với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm kinh tế của cả nước đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong những năm qua, Nhật Bản đã đầu tư một lượng vốn một lượng vốn đầu tư đáng kể góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của khu vực này. Tuy nhiên, quy mô đầu tư vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm lực kinh tế của Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam và xuất hiện nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư trực tiếp vào khu vực này
    Vì vây, nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản tại khu vực phía Bắc Việt Nam nhằm phân tích thực trạng đầu tư cũng như triển vọng của nguồn vốn đầu tư để rút ra một số giải pháp cho việc tăng cường thu hút đầu tư vào miền Bắc Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, em đã lựa chọn “Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam: thực trang và triển vọng” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.


    LỜI MỞ ĐẦU:
    Chương I: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp:
    1.1 Cơ sở lý luận về FDI:
    1.1.1 Khái niệm FDI:
    1.1.2 Đặc điểm của FDI:
    1.1.2.1 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư
    1.1.2.2 Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
    FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư.Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp
    1.1.2.3 Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi
    1.1.3 Hình thức của FDI:
    1.1.3.1 Theo hình thức thâm nhập
    1.1.3.2 Theo quy định của pháp luật Việt Nam
    1.1.4 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
    1.1.4.1 Đối với nước chủ đầu tư:
    1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư:
    1.1 Kinh nghiệm thu hút FDI Nhật Bản của một số quốc gia:
    1.1.1 Trung Quốc:
    1.1.2 Malaysia:
    1.1.3 Ấn Độ:
    1.1.4 Thái Lan:
    Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:
    2.1 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động FDI của Nhật Bản vào Việt Nam:
    2.1.1 Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam:
    2.1.2 Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản (2003)
    2.1.3 Hiệp đinh về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữa CHXHCN Việt Nam và Nhật Bản:
    2.1.4 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA)
    2.2 Tổng quan FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
    2.2.1 Quy mô vốn đầu tư:
    2.2.2 Cơ cấu đầu tư
    2.2.2.1 Cơ cấu đầu tư theo ngành:
    2.2.2.2 Cơ cấu đầu tư theo địa phương:
    2.2.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư:
    2.3 Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:
    2.3.1 Quy mô đầu tư:
    2.3.2 Cơ cấu đầu tư:
    2.3.2.1 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực đầu tư:
    2.3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo địa phương:
    2.3.2.3 Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư:
    2.3.3 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào một số tỉnh:
    2.3.3.1 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Hà Nội:
    2.3.3.2 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Vĩnh Phúc:
    2.3.3.3 Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Bắc Ninh:
    2.3.3.4 Đầu tư trực tiếp của Nhât Bản vào Hải Dương:
    2.3.4 Một số dự án đầu tư lớn của Nhật Bản ở các phía Bắc Việt Nam:
    2.3.4.1 Dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT với Tập đoàn NTT
    2.3.4.2 Dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam của Tập đoàn Canon Nhật Bản
    2.3.4.3 Công ty TNHH Panasonic Việt Nam
    2.3.4.4 Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam
    2.4 Đánh giá chung đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc:
    2.4.1 Một số kết quả đạt được:
    2.4.1.1 Kết quả:
    2.4.1.2 Nguyên nhân của những kết quả đạt được:
    2.4.2 Hạn chế của các dự án FDI của Nhật Bản vào các tỉnh phía Bắc:
    2.4.2.1 Những hạn chế:
    2.4.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế:
    Chương III: Triển vọng và giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào khu vực phía Bắc Việt Nam:
    3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến FDI của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:
    3.1.1 Thuận lợi:
    3.1.1.1 Môi trường chính trị-xã hội ổn định:
    3.1.1.2 Vị trí địa lý thuận lợi:
    3.1.1.3 Miền Bắc có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động:
    3.1.1.4 Miền Bắc có tiềm năng về thị trường tiêu thụ:
    3.1.1.5 Quan hệ đầu tư phát triển tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam và Nhật
    Bản:
    3.1.2 Khó khăn:
    3.1.2.1 Nền kinh tế thị trường còn sơ khai:
    3.1.2.2 Hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế:
    3.1.2.3 Những yếu kém trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
    3.1.2.4 Hoạt động xúc tiến đầu tư ở các địa phương miền Bắc còn nhiều hạn chế:
    3.1.2.5 Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển:
    3.2 Chiến lược đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:
    3.3 Triển vọng thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:
    3.4 Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào miền Bắc Việt Nam:
    3.4.1 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định đối với hoạt động FDI:
    3.4.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính:
    3.4.3 Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng:
    3.4.4 Phát triển công nghiệp phụ trợ:
    3.4.5 Đổi mới phương thức vận động và xúc tiến đầu tư:
    3.4.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư
    Nhật Bản:
    KẾT LUẬN:
    TÀI LIỆU THAM KHẢO:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...