Thạc Sĩ Hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    i




    MỤC LỤC Trang
    Mục lục i
    Danh mục các chữ viết tắt iii
    Danh mục bảng, biểu và sơ đồ iv
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của luận văn nghiên cứu 1
    2. Tình hình nghiên cứu 2
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    5. Phương pháp nghiên cứu 3
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
    7. Kết cấu của luận văn 4
    Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA
    BẢO HIỂM XÃ HỘI
    5
    1.1.Tổng quan về quỹ Bảo hiểm xã hội 5
    1.1.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội 5
    1.1.2. Sự cần thiết quỹ bảo hiểm xã hội 7
    1.1.3. Nguồn thu và chi của BHXH 8
    1.2. Qũy đầu tư BHXH và hoạt động đầu tư 12
    1.2.1. Khái niệm và đặc trưng hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội 12
    1.2.2. Nguyên tắc hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội 13
    1.2.3. Hình thức và nội dung hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội 14
    1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của quỹ BHXH 18
    1.3.1. Nhân tố khách quan 18
    1.3.2. Nhân tố chủ quan 19
    1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia về đầu tư quỹ bảo hiểm xã
    hội
    21
    1.4.1. Philippine 21
    1.4.2. Malaysia 23
    1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
    ii




    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA BẢO HIỂM XÃ
    HỘI VIỆT NAM
    28
    2.1 Khái quát về quỹ BHXH và quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam 28
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển quỹ BHXH 28
    2.1.2. Hoạt động của quỹ BHXH 33
    2.1.3. Các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư quỹ BHXH 42
    2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam 43
    2.2.1. Quy mô và hình thức đầu tư của BHXH Việt Nam đến nay 43
    2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng hoạt động đầu tư quỹ BHXH của Bảo
    hiểm xã hội Việt Nam
    47
    2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam 51
    2.3.1. Thành tựu 51
    2.3.2. Hạn chế 51
    2.3.3. Nguyên nhân 52
    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
    ĐẦU TƯ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM.
    58
    3.1. Định hướng phát triển và cân đối quỹ BHXH ở Việt Nam 58
    3.1.1. Chiến lược phát triển chung của toàn ngành bảo hiểm xã hội 58
    3.1.2. Định hướng cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong thời gian tới 59
    3.1.3. Những quan điểm và định hướng cơ bản về đầu tư quỹ BHXH 61
    3.2 . Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tại BHXH Việt Nam 64
    3.2.1. Nhóm giải pháp chung 64
    3.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể 67
    3.3. Kiến nghị 80
    3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 80
    3.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ, Ngành có liên quan 81
    KẾT LUẬN 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    iii






    1 BHXH Bảo hiểm xã hội
    2 BHYT Bảo hiểm y tế
    3 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
    4 KCB Khám chữa bệnh
    5 NHTM Ngân hàng thương mại
    6 NHNNVN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
    7 TMNN Thương mại nhà nước
    8 PTVN Phát triển Việt Nam
    9 NSNN Ngân sách Nhà nước
    10 TTCK Thị trường chứng khoán























    DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

    iv





    SỐ
    HIỆU

    TÊN BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

    TRANG
    2.1 Tình hình số đối tượng tham gia BHXH từ năm 2007-2013 34
    2.2 Tình hình thu BHXH từ 2007-2013 35
    2.3 Tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH từ 2007-2013 36
    2.4 Tình hình chi BHXH từ 2007-2013 38
    2.5 Tình hình cân đối các quỹ BHXH giai đoạn 2007-2013 41
    2.6 Danh mục đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007-2013 44
    2.7 Hoạt động đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007-2013 46
    2.8 Tỷ trọng vốn đầu tư trên số dư quỹ BHXH giai đoạn 2007-2013 47
    2.9
    So sánh tỷ lệ lạm phát với lãi xuất bình quân của danh mục
    đầu tư giai đoạn 2007-2013
    50
    2.10 Cơ cấu danh mục đầu tư quỹ BHXH giai đoạn 2007-2013 51
    2.11 Sơ đồ tổ chức bộ máy hiện nay của BHXH Việt Nam 55
    3.1 Dự tính cân đối quỹ hưu trí và tử tuất giai đoạn 2010-2030 61
    3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy mới của BHXH Việt Nam 69
    3.3 Cơ cấu lại danh mục đầu tư 76
    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của luận văn nghiên cứu
    Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế được bù đắp một phần thu nhập
    cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản,
    tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất,
    dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH,
    có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống
    cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã
    hội. Chính vì vậy, chính sách BHXH luôn là một bộ phận quan trọng trong
    chính sách phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia nhằm đảm bảo các vấn
    đề xã hội liên quan đến một tầng lớp đông đảo người lao động. Quỹ bảo hiểm
    xã hội (BHXH) là một quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách
    Nhà nước (NSNN) được quản lý bởi cơ quan phụ trách BHXH. Quỹ có mục
    đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho
    người tham gia BHXH, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc
    rủi ro. Chủ thể của quỹ là những người tham gia đóng góp để hình thành nên
    quỹ, do đó có thể bao gồm: Người tham gia BHXH, người lao động, người sử
    dụng lao động và Nhà nước.
    Do tính đặc thù của quá trình thu và quá trình chi BHXH, nên quỹ BHXH
    luôn có một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến. Lượng tiền tạm
    thời nhàn rỗi này có thể biến động tăng và cũng có thể biến động giảm do mất
    an toàn, giảm giá trị do yếu tố lạm phát. Vì vậy, bảo tồn giá trị và tăng trưởng
    quỹ BHXH đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt
    động của BHXH. Mặc dù mới được thành lập từ năm 1995, nhưng BHXH Việt
    Nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH, BHYT và quản lý
    quỹ BHXH, góp phần không nhỏ trong công tác đảm bảo an sinh xã hội nói
    riêng và phát triển đất nước nói chung. Hiện nay quỹ BHXH đã kết dư được
    2

    hàng trăm nghìn tỷ đồng, số tiền này đang được BHXH Việt Nam đem đi đầu
    tư nhằm bảo toàn, tăng trưởng quỹ, hoạt động này đã cung cấp một nguồn tài
    chính không nhỏ cho NSNN cũng như các thành phần kinh tế góp phần phát
    triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được
    thì vấn đề đầu tư quỹ BHXH sao cho có hiệu quả cao nhất mà vẫn bảo tồn
    được quỹ BHXH là một vấn đề không dễ đối với BHXH Việt Nam. Câu hỏi để
    hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày càng phát triển mà vẫn
    bảo tồn được quỹ BHXH thì cần phải có giải pháp như thế nào? Là câu hỏi có
    ý nghĩa thực tiễn lớn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do trên, tác
    giả đã chọn đề tài “ Hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam” làm
    luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Đã có một số công trình khoa học đề cập nghiên cứu đến vấn đề này
    như: Đề tài “Quỹ BHXH và những giải pháp đảm bảo sự cân đối quỹ BHXH
    giai đoạn 2010-2020” của tác giả Đỗ Văn Sinh (năm 2000). Trong đề tài này
    tác giả Đỗ Văn Sinh đã đề cập đến vấn đề cân đối thu – chi và đầu tư quỹ,
    nhưng thời kỳ đó chưa sáp nhập BHYT vào BHXH và đối tượng tham gia
    BHXH còn rất hạn chế; đề tài: “Hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH-
    thực trạng và giải pháp” của tác giả Hoàng Hà (năm 2000) ở đề tài này tác giả
    Hoàng Hà cũng đã đi sâu phân tích thực trạng và đưa ra các biện pháp về đầu
    tư quỹ BHXH, nhưng khi đó quỹ BHXH kết dư không đáng kể và chủ yếu
    cho Quỹ hỗ trợ phát triển vay với lãi suất thấp do Chính phủ quy định; đề tài:
    “Phát triển hoạt động đầu tư tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn 2003-
    2008” của tác giả Đoàn Chiến Thắng (năm 2010). Thời kỳ này Luật BHXH
    mới có hiệu lực thi hành cho nên tác giả Đoàn Chiến Thắng cũng chỉ phân tích
    vấn đề đầu tư quỹ khi Luật BHXH chưa ra đời.
    Nội dung của các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến hoạt động
    đầu tư quỹ của BHXH Việt Nam trong các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên từ
    3

    khi có Luật BHXH ra đời đến nay chưa có đề tài nào đề cập một cách chuyên
    sâu, toàn diện về hoạt động đầu tư của BHXH Việt Nam.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu: Luận văn này làm rõ thực trạng hoạt động đầu tư
    của BHXH Việt Nam, giai đoạn 2007-2013. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp
    và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
    Để đạt được mục đích của luận văn đặt ra, nhiệm vụ nghiên cứu của luận
    văn được xác định như sau:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư của bảo
    hiểm xã hội.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã
    hội Việt Nam.
    - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động đầu tư của
    Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động
    đầu tư của BHXH Việt Nam từ khi Luật Bảo hiểm xã hội ra đời đến nay
    (2007-2013).
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động đầu tư quỹ BHXH của Bảo
    hiểm xã hội Việt Nam, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013.
    Hoạt động đầu tư, số liệu, tài liệu mà tiểu luận nghiên cứu, tham khảo
    được giới hạn từ 2007 đến 2013. Tuy vậy, một số vấn đề, hoạt động đầu tư từ
    trước 2007 và sau 2013 cũng được tham khảo và đề cập nhằm tăng tính đầy
    đủ và tính thời sự cho luận văn
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện
    chứng, duy vật lịch sử, lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về BHXH nói chung và hoạt động đầu tư quỹ
    BHXH nói riêng.
    Trên cơ sở đó, luận văn còn sử dụng tổng hợp một số phương pháp
    nghiên cứu cụ thể như: Phân tích; so sánh; tổng hợp; tổng kết thực tiễn;
    chuyên gia.
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
    Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn góp phần hoàn thiện lý
    luận về hoạt động đầu tư quỹ của BHXH.
    Những số liệu và các kết luận rút ra trong luận văn có thể được sử dụng
    làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về quỹ BHXH.
    Những giải pháp và kiến nghị của luận văn giúp cho BHXH Việt Nam
    tham khảo, áp dụng vào thực tiễn hoạt động đầu tư quỹ BHXH.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
    dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động đầu tư của bảo hiểm xã hội.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
    Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động đầu tư tại Bảo
    hiểm xã hội Việt Nam.
     
Đang tải...