Tiểu Luận Hoạt động đấu thầu -Thực trạng & Giải pháp tại công ty xây dựng số 3 Hà Nội

Thảo luận trong 'Đấu Thầu' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, ngành xây dựng cơ bản đã không ngừng phát triển và lớn mạnh. Chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư cơ bản góp phần đảm bảo nhịp độ phát triển của nền kinh tế một cách cân đối nhịp nhàng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong từng giai đoạn, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, tăng sản phẩm xã hội, tăng thu nhập quốc dân (GDP) và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội .
    Một yêu cầu của Đảng ta đối với ngành xây dựng cơ bản là “tiền vốn ít mà làm được nhiều việc”. Để thực hiện được mục tiêu đó, sau khi Đại hội VI của Đảng, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang một bước mới: từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi đó đã có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và ngành xây dựng cơ bản nói riêng. Đó là việc giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Nhà nước đã được thay thế bằng sự trao quyền chủ động, tự chủ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Sự thay thế này thể hiện bằng việc các công ty, xí nghiệp phải tham gia đấu thầu để tìm thị trường và thông qua đó tạo công ăn việc làm cho công nhân, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp mình.
    Tuy đấu thầu là một hình thức mới đối với các doanh nghiệp nước ta nhưng trong những năm qua nó đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm mọi khoản chi phí trong quá trình xây dựng, làm hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và Nhà nước tiết kiệm vốn để xây dựng nhiều công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân. Loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn yếu kém , thua lỗ nhiều và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tốt, có uy tín, biết cách để tồn tại phát huy hết những khả năng sáng tạo của chính mình và hạn chế những rủi ro đến mức thấp nhất.
    Với những kiến thức đã được trau dồi sau bốn năm học dưới mái trường Đại học, với lòng ham muốn được hiểu biết thêm về những chính sách mới của Nhà nước đặc biệt là những chính sách về đấu thầu. Sau một thời gian tìm hiểu thực tế và thực tập tại Công ty xây dựng số 3 Hà Nội em đã hiểu biết hơn về hoạt động đấu thầu trong các ngành xây dựng cơ bản nói chung và công tác đấu thầu tại Công ty xây dựng số 3 Hà Nội nói riêng, “Hoạt động đấu thầu – Thực trạng và giải pháp tại Công ty xây dựng số 3 Hà Nội” là đề tài em đã chọn để trình bày trong luận văn tốt nghiệp của mình.
    Bản luận văn gồm 3 phần như sau:
    Phần I: Những vấn đề chung về đầu tư và đấu thầu
    Phần II: Tình hình thực tế công tác đấu thầu ở Công ty xây dựng số 3 Hà Nội
    Phần III: Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đấu thầu ở Công ty xây dựng số 3 Hà Nội
    PHẦN I
    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẤU THẦU
    I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU

    Xây dựng cơ bản (XDCB) là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp, có những đặc điểm riêng biệt, khác với các ngành sản xuất khác, sự khác nhau đó có ảnh hưởng lớn đến công tác đấu thầu trong xây dựng cơ bản. Để phát huy vai trò là công cụ chủ đạo, chiến lược, công tác đấu thầu trong các doanh nghiệp xây lắp phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm trong ngành XDCB về các chế độ, thể lệ đấu thầu Nhà nước ban hành.
    Phương thức đấu thầu đã trở thành phương thức chủ yếu trong công tác xây lắp. Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng và lắp đặt kéo dài, nơi sản xuất cũng đồng thời là nơi tiêu thụ. Đặc điểm này làm cho công tác đấu thầu và lập dự án đấu thầu trong XDCB khác với các ngành khác.
    Sản phẩm xây lắp phải lập dự toán và quá trình sản xuất phải so sánh với dự toán, phải lấy dự toán làm thước đo. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá này cũng được xác định trên cơ sở dự toán công trình ). Sản phẩm xây lắp được cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất như xe máy, thiết bị, nhân công phải di chuyển theo địa điểm dặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác đấu thầu và dự toán đấu thầu rất phức tạp vì chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên, thời tiết, dễ mất mát, hư hỏng.
    Những đặc điểm trên đây của ngành XDCB ảnh hưởng lớn tới công tác đấu thầu cụ thể là về chất lượng kỹ, mỹ thuật, tiến độ thi công.


    II. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐẤU THẦU:
    1. Khái niệm.

    Để cùng hoà nhập với nền kinh tế thế giới, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội tham gia cạnh tranh lành mạnh. Gần đây Nhà nước ban hành hàng loạt các văn bản về đấu thầu như: Nghị định 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung theo nghị định số 93/CP ngày 23/8/1997 và nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính Phủ.
    Do đó, đấu thầu có thể định nghĩa như sau: Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu. Trong đó, “Nhà thầu” là tổ chức kinh tế có đủ các điều kiện và có tư cách pháp nhân, “Bên mời thầu” là chủ đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của chủ đầu tư có dự án cần đấu thầu.
    2. Vai trò
    a) Trên giác độ vi mô:

    - Đối với Nhà thầu: đấu thầu sẽ tạo điều kiện cho các nhà thầu phát huy tính chủ động, độc lập sáng tạo hoạt động kinh doanh cũng như trong việc thực hiện hợp đồng. Cũng thông qua việc đấu thầu các nhà thầu phải không ngừng phát huy tối đa các nguồn lực hiện có của đơn vị mình như: con người, máy móc thiết bị, khả năng tài chính .
    - Đối với Bên mời thầu: thông qua hình thức đấu thầu thì bên mời thầu cũng sẽ có được hiệu quả công việc cao nhất như: chọn được nhà thầu theo ý muốn, tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh mà công việc vẫn được hoàn thành với chất lượng cao nhất.
    b) Trên giác độ vĩ mô:
    Nước ta từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa thì đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, nền kinh tế nước ta đã có những cơ hội để bắt kịp và hoà nhập với nền kinh tế thế giới. Nhưng đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt và ác liệt của các doanh nghiệp trong nước cũng ngoài nước để chiếm lĩnh thị trường, củng cố vị trí của doanh nghiệp mình.
    Trong sự cạnh tranh đó thì bản thân nó sẽ loại bỏ những doanh nghiệp yếu kém để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đầy đủ khả năng và nguồn lực để tồn tại và đấu thầu là một trong những hình thức cạnh tranh đó. Do đó, nó giúp Nhà nước (chủ đầu tư ) chọn được những nhà thầu tốt nhất, chi phí thấp nhất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và những sản phẩm với chất lượng cao nhất cho xã hội. Ngoài ra, Nhà nước còn giảm bớt được sự cồng kềnh trong công tác quản lý vĩ mô vì Nhà nước chỉ còn nhiệm vụ giám sát và nghiệm thu sản phẩm cuối cùng.
    3. Các hình thức đấu thầu.
    3.1. Dựa vào chủ thể tham gia đấu thầu có hai hình thức:

    a) Đấu thầu nội địa: Là đấu thầu mà các nhà thầu tham gia mang quốc tịch của nước có chủ đầu tư mời thầu.
    b) Đấu thầu quốc tế: Là hình thức đấu thầu có sự tham gia của các nhà thầu có quốc tịch của những nước khác nhau.
    3.2. Dựa vào tính chất và mức độ và qui mô của dự án:
    a) Đấu thầu rộng rãi (Open Tendering): Là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia, bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách, năng lực tham gia dự thầu, không giới hạn bởi những yếu tố và điều kiện, mang tính chất công khai
    b) Đấu thầu hạn chế (Tender in narrow):Là hình thức đấu thầu mà các bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Số lượng nhà thầu bị hạn chế trong phạm vi nhất định nhưng tối thiểu phải là 5.
    c) Chỉ định thầu (Nomination instructor):Là hình thức đặc biệt, được áp dụng theo qui định của các qui phạm pháp luật liên quan tới các gói thầu sử dụng vốn của nước chủ đầu tư mời thầu. Bên mời thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định. Nếu không đạt yêu cầu mới thương thảo mới nhà thầu khác. Có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:
    - Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch hoạ, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ năng lực để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó phải báo cáo Thủ tướng Chính Phủ về nội dung chỉ định thầu để xem xét phê duyệt.
    - Gói thầu có tính chất nghiên cứư thí nghiệm, bí mật quôc gia, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    - Gói thầu đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo thẩm định của bộ kế hoạch và đầu tư , ý kiến bằng văn bản của cơ quan có liên quan.
    4. Phương thức áp dụng đấu thầu
    4.1. Đấu thầu một túi hồ sơ:
    Khi dự thầu theo phương thức này nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính , giá bỏ thầu và những điều kiện khác trong một túi hồ sơ
    4.2. Đấu thầu hai túi hồ sơ:
    Khi dự thầu theo phương thức này, nhà thầu cần nộp những đề xuất về kỹ thuật, tài chính trong từng túi hồ sơ riêng và trong cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật được xem xét trước để đánh giá và xếp hạng. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật thì từ 70% trở lên sẽ được tiếp tục mở túi hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá tiếp
    4.3. Đấu thầu hai giai đoạn:
    - Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính sơ bộ (chưa có giá) để bên mời thẫuem xét và thào luận cụ thể với từng nhà thầu nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chính thức chuẩn bị và nộp đề xuất kỹ thuật của mình.
    - Giai đoạn 2: Bên mời thầu mời các bên tham gia trong giai đoạn 1 nộp đề xuất kỹ thuật đã được bổ sung hoàn chỉnh trên cùng một mặt bằng kỹ thuật và đề xuất đầy đủ các điều kiện tài chính , tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng giá bỏ thầu để đánh giá và xếp hạng.
    4.4. Chào hàng cạnh tranh:
    Đây là hình thức chỉ áp dụng cho những gió thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 bản chào giá của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu của bên mời thầu.
    4.5. Mua sắm trực tiếp:
    Áp dụng trong trường hợp người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép đối với các loại vật tư, thiết bị này đã được tiến hành đấu thầu và được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép thực hiện.

    [​IMG]
     
Đang tải...