Luận Văn Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH 1 thành viên Dệt Kim Đông Xuân - Thực trạng và g

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Bống Hà, 21/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ai trong chúng ta cũng biết rằng, đối với một doanh nghiệp sản xuất thì đòi hỏi phải có sức lao động, vật tư và tiền vốn. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục và hiệu quả, mang lại lợi nhuận tối đa, thì điều quan trọng là phải đảm bảo các loại nguyên vật liệu, vật tư đủ về số lượng, đúng về quy cách, chất lượng và kịp thời về mặt thời gian. Đó là điều kiện bắt buộc mà nếu thiếu, doanh nghiệp không thể sản xuất được.
    Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân là một trong những công ty đầu ngành trong lĩnh vực dệt may trực thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Có nhiệm vụ Đầu tư, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu sản phẩm, nguyên phụ liệu hàng may mặc; kinh doanh, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, hoá chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty; kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, siêu thị, các mặt hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, trang thiết bị văn phòng; kinh doanh dịch vụ du lịch, vận tải và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
    Trong công cuộc phát triển ngày nay, Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân cũng rất chú trọng đến công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu nhằm hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường. Công ty đã có những biện pháp góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, song do những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan nên công tác trên còn gặp nhiều trở ngại.
    Trong thời gian thực tập theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua em nhận thấy để nâng cao công việc sản xuất kinh doanh ở công ty thì việc quản lý tốt công tác lập kế hoạch dự trữ vật tư đóng một vai trò hết sức quan trọng. Với mục đích đó, trong chuyên đề này em xin phép được lựa chọn đề tài: “Hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân- Thực trạng và giải pháp” nhằm làm sáng tỏ những vấn đề vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để có thể hoàn thiện bổ sung kiến thức em đã học. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, do còn hạn chế cả về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót nhất định, em rất mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ phòng Nghiệp vụ để bản báo cáo này có thể hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn ThS. Ngô Thi Việt Nga cùng toàn thể cán bộ công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

    Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN DỆT KIM ĐÔNG XUÂN
    1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
    1.1. Thông tin chung về công ty

    Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt kim Đông Xuân.
    Tên quốc tế: Dong Xuan Knitting Sole Member Limited Liability Company.
    Tên giao dịch: Doximex
    Tổng giám đốc: Trương Thị Thanh Hà
    Địa chỉ công ty: 524 Minh Khai – phương Vĩnh Tuy–quận Hai Bà Trưng – HN.
    Điện thoại: 043. 6336 721/ 6336 722
    Fax: 04. 6336717
    Website: http://www.doximex.com.vn
    Email: [email protected].
    Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân (nhà máy Dệt Kim Đông Xuân trước đây), được thành lập năm 1959 theo quyết định số 1083/QĐ cấp ngày 13 tháng 4 năm 1959 của Bộ Công Nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công Thương) với số vốn điều lệ là 30 tỷ đồng.
    Hiện tại, công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, được chuyển thành công ty TNHH một thành viên Dệt kim Đông Xuân theo quyết định số 18/2006/QĐ – TTh của Thủ tướng Chính Phủ ngày 20/01/2006.
    1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
    Công ty TNHH một thành viên Dệt Kim Đông Xuân được thành lập vào ngày 13/04/1959 (với tên gọi là Nhà máy Dệt kim Đông Xuân) và đi vào sản xuất tại địa chỉ 67 Ngô Thì Nhậm, Hà Nội.
    Những ngày đầu thành lập, nhà máy gồm có 4 phân xưởng, 380 lao động, 180 máy dệt may của Trung Quốc , Anh, Tiệp Khắc với công suất 1 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của nhà máy trong thời gian chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc phòng.
    Từ năm 1967 – 1990 nhà máy Dệt Kim Đông Xuân đã xuất khẩu sản phẩm sang các nước Liên Xô cũ, Hungary, Balan, Cộng hòa dân chủ Đức
    Năm 1979, nhà máy mở rộng thêm hai địa điểm là 250 Minh Khai và 524 Minh Khai, sát nhập thêm xí nghiệp Đan len xuất khẩu và xí nghiệp vật tư ngành Dệt theo quyết định số 213/TTg ngày 31/12/1980 của Thủ tướng Chính Phủ. Nhà máy Dệt kim Đông Xuân được nhận viện trợ của khối đầu tư CEB để đổi mới toàn bộ thiết bị , công nghệ tiên tiến của Châu Âu. Lúc này, sản phẩm của nhà máy không chỉ phục vụ cho quốc phòng và người tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu sang liên Xô và các nước Đông Âu.
    Đến năm 1986 đường lối chính sách mới của Đảng và chính sách mở cửa của Nhà nước đã mở hướng phát triển mới cho nhà máy Dệt Kim Đông Xuân. Trên cơ sở đổi mới trang thiết bị và áp dụng công nghệ tiên tiến, chủ động vươn ra thị trường mới. Năm 1987, sản phẩm của nhà máy Dệt kim Đông Xuân đã được xuất khẩu sang Bắc Âu, Tây Âu và bắt đầu thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Từ năm 1976 đến năm 1989, sản phẩm của nhà máy chiểm 80% trong tổng số hàng Dệt kim Việt Nam xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu để đổi bông cho ngành Dệt và thanh toán cho một số công trình như bóng đèn phích nước Rạng Đông
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...