Tiến Sĩ Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong TTHS nước ta, giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò rất quan
    trọng đối với cả tiến trình giải quyết vụ án hình sự. Kết quả của giai đoạn điều tra
    vụ án hình sự đóng vai trò quyết định đối với chất lượng, hiệu quả của hoạt động
    buộc tội và là cơ sở, nền tảng để các chức năng TTHS khác trong các giai đoạn tố
    tụng tiếp theo được tiến hành. Giai đoạn điều tra vụ án hình sự với hoạt động tố
    tụng chủ đạo là hoạt động của CQĐT, được đánh giá là giai đoạn tố tụng tiềm ẩn
    nhiều nhất nguy cơ sai sót, vi phạm pháp luật, kể cả những sai sót, vi phạm pháp
    luật nghiêm trọng dẫn đến việc truy cứu TNHS oan, sai.
    Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, VKS có chức năng, nhiệm vụ
    THQCT và kiểm sát hoạt động điều tra của CQĐT và các cơ quan khác được giao
    nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Với chức năng, nhiệm vụ đó, VKS
    giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn điều tra, đảm bảo tính pháp chế của hoạt động
    điều tra, ngay từ khi khởi tố, bắt giữ người phạm tội, yêu cầu điều tra thu thập
    chứng cứ cho đến khi kết thúc điều tra nhằm làm rõ toàn bộ sự thật khách quan của
    vụ án, nhằm mục đích phát hiện nhanh chóng, chính xác, điều tra để truy tố mọi tội
    phạm. Hoạt động THQCT và KSĐT của VKS hướng đến tính chính xác, khách
    quan của quá trình chứng minh sự thật của vụ án hình sự thuộc phạm vi trách nhiệm
    của CQĐT, bảo đảm việc truy cứu TNHS có căn cứ và hợp pháp, ngăn ngừa xảy ra
    các trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội.
    Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, từ khi có Nghị quyết
    số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
    trong thời gian tới”, hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã
    có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng phê chuẩn việc bắt, tạm giữ, tạm giam,
    phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can, kiểm sát các hoạt động điều tra ngày
    càng nâng cao, đưa tỷ lệ bắt giữ xử lý hình sự đạt 96%, tỷ lệ truy tố đạt 98-99%;
    hạn chế đáng kể các trường hợp phải đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội và
    tòa án tuyên bị cáo vô tội.
    Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động THQCT và KSHĐTP trong
    giai đoạn điều tra cũng như các hoạt động tiến hành tố tụng khác như điều tra, truy
    tố, xét xử, còn có những hạn chế, yếu kém chung là còn được tiến hành theo nếp
    cũ, chưa kịp đổi mới tư duy; nhiều thủ tục còn rườm rà, phức tạp làm cho quá
    trình giải quyết vụ án chậm chạp, kéo dài, chi phí tiến hành tố tụng tốn kém; tình
    trạng áp dụng BPNC bắt, tạm giam quá phổ biến; Chưa có sự phân định hợp lý
    chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng; Cơ chế đảm
    bảo quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng còn bất cập, nhất là
    quyền bào chữa của bị can, bị cáo.
    Riêng đối với hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra còn có những
    những hạn chế, yếu kém, trì trệ đặc thù như: kém năng động trong việc thực thi
    nhiệm vụ quyền hạn – THQCT và KSHĐTP, mà pháp luật giao cho, thể hiện qua
    việc quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can chưa đạt hiệu quả do hoạt động quản
    lý tố giác, tin báo về tội phạm của VKS ở một số địa phương thụ động, lúng túng
    về phương thức kiểm sát, dẫn đến nguy cơ bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; tình
    trạng đình chỉ điều tra do bị can không phạm tội còn xảy ra và có trường hợp rất
    nghiêm trọng (theo Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát trong các năm 2004 –
    2013, số vụ đình chỉ do bị can không phạm tội vẫn còn xảy ra, khoảng 0,14 %
    tổng số án thụ lý khởi tố, điều tra hàng năm); chưa quản lý, chi phối chặt chẽ được
    quá trình điều tra vụ án hình sự nên chất lượng, hiệu quả hoạt động THQCT và
    KSHĐTP còn thấp, thể hiện qua tình trạng: còn có những trường hợp truy tố
    không đúng, tòa án tuyên không phạm tội hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung phải
    đình chỉ vụ án (theo số liệu của Cục Thống kê VKSNDTC, trong 10 năm qua, số
    trường hợp VKS truy tố, tòa án tuyên không phạm tội là 532 trường hợp, đạt tỷ lệ
    0,05% tổng số bị can bị khởi tố, điều tra); tình trạng trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ
    sung thời gian qua đã phản ánh chất lượng hoạt động của CQĐT và VKS, tuy từng
    bước đã được hạn chế nhưng chuyển biến còn chậm, số lượng vụ bị trả hồ sơ
    nhiều lần mà vẫn chưa đủ chứng cứ kết tội bị cáo còn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số
    vụ án đã quyết định truy tố (trong 10 năm, tòa án các cấp trả hồ sơ cho VKS để
    điều tra bổ sung là 22.262 vụ, chiếm tỷ lệ 3,8% trên tổng số 584.457 vụ VKS đã
    truy tố. Số vụ án do tòa án cấp tỉnh các địa phương trả lại các đơn vị nghiệp vụ
    của VKSND tối cao trong các năm 2008 và 2009 lên tới 44,5%); hiệu quả về mặt
    xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của hoạt động thực thi chức năng,
    nhiệm vụ của VKS trong điều tra vụ án hình sự chưa cao, thể hiện qua thực tế:
    hoạt động KSĐT ở một số đơn vị kiểm sát còn mang tính hình thức, nặng về phát
    hiện vi phạm có tính thủ tục mà chưa phân tích sâu để làm rõ bản chất vi phạm
    pháp luật đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tính khách quan, tính toàn diện của vụ
    án để có thể kiến nghị CQĐT có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục; công tác kiến
    nghị phòng ngừa tội phạm ở cả ba cấp kiểm sát còn hạn chế, chưa gắn thống kê tội
    phạm với việc phân tích tình hình tội phạm, các đặc điểm, đặc trưng, thủ đoạn của
    từng loại tội phạm để tham mưu cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra các biện
    pháp phòng ngừa tội phạm một cách hiệu quả, gắn đấu tranh phòng, chống tội
    phạm với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
    Cùng với những tồn tại, hạn chế nêu trên, hoạt động của VKS hiện nay
    đang đứng trước nhiều thách thức lớn lao xuất phát từ những yếu cầu, đòi hỏi của
    công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, xã hội của Việt Nam theo
    hương hội nhập kinh tế thế giới và toàn cầu hóa. Hệ lụy nghiêm trọng trước mắt
    của những thách thức này là tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
    tiên liệu, dự báo với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm
    tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt; tội phạm tham nhũng, gian lận thương mại vẫn là
    những vấn nạn lớn chưa được ngăn chặn có hiệu quả; tội phạm có tổ chức, tội
    phạm xuyên biên giới, đa quốc gia và tội phạm có yếu tố nước ngoài có xu hướng
    gia tăng. Trước đòi hỏi của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với HĐTP, VKS
    phải thực sự là chuẩn mực của việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, và là chỗ dựa
    tin cậy của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, đấu tranh
    phòng chống có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Trước yêu cầu khách quan đó và do chính vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng
    của giai đoạn điều tra, của hoạt động điều tra đối với cả tiến trình TTHS, việc đổi
    mới hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự trở nên cấp thiết và
    được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công cuộc cải
    cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về cải cách tư
    pháp đều nhấn mạnh đến việc nâng cao trách nhiệm của VKS trong giai đoạn điều
    tra vụ án hình sự. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/2/2002 của Bộ Chính trị về
    “Một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới”, đã nhấn
    mạnh “Hoạt động công tố phải được tiến hành ngay từ khi khởi tố vụ án hình sự
    và trong suốt quá trình tố tụng ”. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của
    Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
    đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
    02/6/2010 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và



    Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đều chỉ rõ: “Tăng cường trách
    nhiệm của VKS trong hoạt động điều tra; xây dựng cơ chế công tố gắn với hoạt
    động điều tra”.
    Để thực hiện các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, khắc phục
    những tồn tại, hạn chế các hoạt động của VKS trong giai đoạn điều tra vụ án hình
    sự, về phương diện lý luận đã đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu như đổi mới việc
    thực hiện hoạt động THQCT theo phương hướng gắn với hoạt động điều tra; đổi
    mới phương thức KSĐT ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và
    trong suốt quá trình điều tra, nhằm bảo đảm không để lọt tội phạm và người phạm
    tội, không làm oan người vô tội, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp
    luật; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh,
    dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân,
    phụng sự Tổ chức Việt Nam XHCN.
    Xuất phát từ những yêu cầu khách quan của đấu tranh phòng, chống tội
    phạm, của cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, tác giả chọn vấn đề “Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự theo
    yêu cầu cải cách tư pháp” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Từ thực tiễn công tác kiểm sát cho thấy số lượng vụ án thuộc thẩm quyền
    thụ lý của TAND các cấp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu thụ lý án hình sự chung
    của các CQĐT. Điều này kéo theo hoạt động điều tra và hoạt động THQCT và
    KSHĐTP trong giai đoạn điều tra do CQĐT thuộc lực lượng Công an nhân dân và
    VKSND thực hiện là chủ yếu trong thực trạng điều tra, truy tố nói chung. Nhằm
    đạt được tính đại diện, tiêu biểu của kết quả và sự thuận lợi trong nghiên cứu, tác
    giả luận án chọn đối tượng nghiên cứu là hoạt động của VKSND theo qui định của
    BLTTHS năm 2003 trong điều tra vụ án hình sự. Đây là hoạt động nhằm thực hiện
    chức năng THQCT, KSHĐTP trong giai đoạn điều tra được tiến hành bởi người
    tiến hành tố tụng của VKS.
    Phạm vi nghiên cứu
    Về nội dung, luận án nghiên cứu hoạt động của VKSND trong giai đoạn
    điều tra vụ án hình sự, từ khi vụ việc vi phạm pháp luật bị CQĐT trong lực lượng
    Công an nhân dân hoặc bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền khởi động
    hoặc tái khởi động tiến trình điều tra vụ án hình sự bằng các quyết định khởi tố vụ
    án, điều tra bổ sung, phục hồi điều tra, điều tra lại đến khi CQĐT hoàn thành
    nhiệm vụ điều tra bằng việc kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc quyết định đình
    chỉ điều tra vụ án.
    Về thời gian, luận án khảo sát thực trạng hoạt động của VKS trong giai
    đoạn điều tra vụ án hình sự từ năm 2004 (năm BLTTHS năm 2003 có hiệu lực)
    đến 2013 (thời điểm 10 năm thi hành BLTTHS năm 2003), nhằm đảm bảo tính
    sâu sắc, toàn diện cho việc nghiên cứu.
     
Đang tải...