Luận Văn Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . 1


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM . 4


    1.1 Khái niệm, chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . 4


    1.2 Cơ cấu tổ chức, lãnh đạo và điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam . 15


    CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


    2.1 Hoạt động đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực


    tiền tệ . 19


    2.2. Hoạt động đảm bảo chức năng của Ngân hàng Trung ương 35


    CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 38


    3.1 Hoạt động điều hành chính sách tiền tệ . 39


    3.2 Hạn chế trong thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước._________________________________________________________________________________________________________________________________ 45


    3.3 Một số giải pháp . 45


    3.4 Hoạt động thanh tra ngân hàng 46


    KẾT LUẬN 49

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 là kết quả minh chứng cho những nổ lực cải cách không ngừng trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua theo hướng thị trường mở, trong đỏ có những cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng. Thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, ngành ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển đổi sâu sắc, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ việc đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung như việc thay đổi cơ cấu tổ chức, bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cho Ngân hàng Nhà nước đến việc hoàn thiện môi trường pháp lý về ngân hàng nói riêng như việc ban hành Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng vào 1997 để thay thế cho Pháp lệnh 37-LCT/HĐNN8 ngày 23/5/1990 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh số 38-LCT/HĐNN8 ngày 23/5/1990 về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, sau đó lại tiến hành sửa, đổi bổ sung lần lượt vào 2003, 2004 đã cho thấy được tầm quan trọng của hoạt động ngân hàng đối với việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước.


    Với vai trò là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan thực hiện nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương bao gồm hoạt động phát hành tiền, quản lí và giám sát các chính sách tiền tệ như tỷ giá hối đoái hay tỷ lệ lãi suất, dự trữ ngoại hối, nghiệp vụ thị trường mở, và các giao dịch khác nhằm mục đích làm thuận lợi hóa các quá trình kinh doanh hướng đến một nền kinh té phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, để Ngân hàng Nhà nước phát huy được hết vai trò và nhiệm vụ của mình, ngoài yếu tố chủ quan là Ngân hàng Nhà nước phải tự hoàn thiện để thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các chính sách vĩ mô trong lĩnh vực ngân hàng thì yếu tố quan trọng là phải xây dựng một khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, ổn định và hiệu quả điều chỉnh hoạt động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều này cần sự phối hợp của nhiều cơ quan tổ chức, trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất thuộc về Ngân hàng Nhà nước.


    Nghiên cứu về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không phải là một đề tài mới. Tuy nhiên, để thấy được vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng; thấy được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Ngân hàng Trung ương của một quốc gia, người viết đã chọn đề tài “Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp với hy vọng đề tài góp phần vào việc giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng và vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc quản lý và thực hiện các chức năng, hoạt động của mình trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.


    2. Ý nghĩa và mục đích nghiên cứu đề tài.


    Luận văn nghiên cứu cơ bản về hoạt động đảm bảo chức năng quản lý trong lĩnh vực tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua các hoạt động chính như: thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, hoạt động tín dụng, quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối, thanh tra ngân hàng và hoạt động đảm bảo chức năng của Ngân hàng Trung ương thông qua hoạt động phát hành tiền, hoạt động thanh toán và ngân quỹ . nhằm thấy được mục đích và tàm quan trọng của từng hoạt động cụ thể. Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số nhận xét thành tựu cũng như hạn chế về hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong những năm qua, từ đó đưa ra những giải pháp để mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều được thực hiện ngày càng hoàn thiện.


    3. Phương pháp nghiên cứu.


    Luận văn sử dụng các phương pháp:


    - Phương pháp liệt kê.


    - Phương pháp phân tích.


    - Phương pháp so sánh.


    - Phương pháp phân tích.


    - Phương pháp tổng hợp.


    4. Phạm vi nghiên cứu.


    Với kiến thức và khả năng cập nhật thông tin còn hạn chế của một sinh viên, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu và phân tích hai hoạt động chính của Ngân hàng Nhà nước đó là Hoạt động đảm bảo chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và Hoạt động đảm bảo chức năng của ngân hàng Trung ương dưới góc độ pháp lý và những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Ngân hàng Nhà nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.


    5. Cơ cấu luận văn


    ♦ Lời mở đầu.


    ♦ Phần nội dung: gồm 3 chương


    Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    Chương 2: Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


    Chương 3: Nhận xét hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm 2008 và các giải pháp hoàn thiện.


    ♦ Kết luận.


    Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian có hạn, kiến thức và trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế của một sinh viên, luận văn chắc chắn sẽ bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô và các bạn để bài luận văn được hoàn thiện hơn.


    Đẻ hoàn thành bài luận vãn này, người viết xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Luật trường Đại học cần thơ đã giảng dạy truyền đạt kiến thức trong suốt quá tình học tập và đặc biệt cảm ơn cô Lê Huỳnh Phương Chinh đã tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn, giúp người viết có những hiểu biết nhất định để hoàn thiện luận văn này.


    Xin chân thành cảm ơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...