Thạc Sĩ Hoạt động của một số hiệp hội nghành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam tr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Hoạt động của một số hiệp hội ngành hàng không trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế




    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 110
    Danh mục các bảng, hình vẽ và đồ thị . 111
    Chương 1: Tổng quan về hiệp hội ngành hàng . 5
    1.1. Khái niệm về hiệp hội ngành hàng . 5
    1.1.1. Khái niệm về hội và hiệp hội 5
    1.1.2. Khái niệm Hiệp hội ngành hàng 7
    1.2. Mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Hiệp hội ngành hàng . 9
    1.2.1. Cơ cấu tổ chức Hiệp hội ngành hàng . 9
    1.2.2. Phương thức hoạt động của Hiệp hội ngành hàng . 13
    1.3. Vai trò của Hiệp hội ngành hàng . 15
    1.3.1. Vai trò của Hiệp hội ngành hàng đối với doanh nghiệp . 16
    1.3.2. Vai trò của hiệp hội ngành hàng đối với nền kinh tế 22
    CHƯƠNG 2: Khảo sát hoạt động của một số hiệp hội ngành hàng trên thế giới
    trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế . 26
    2.1. Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI – National Fisheries Institute) . 26
    2.1.1. Tổng quan về kinh tế Mỹ 26
    2.1.2. Khái quát về ngành thủy sản Mỹ . 28
    2.1.3. Hiệp hội Thủy sản Mỹ 34
    2.2. Hiệp hội Sắt Thép Nhật Bản (JIS – Japan Iron and Steel Federation) . 42
    2.2.1. Tổng quan về kinh tế Nhật Bản . 42
    2.2.2. Khái quát về ngành thép Nhật Bản 44
    2.2.3. Hiệp hội Sắt Thép Nhật Bản . 48 116


    2.3. Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc (Korea Federation of Textile Industries) . 55
    2.3.1. Tổng quan về kinh tế Hàn Quốc 55
    2.3.2. Khái quát về ngành dệt may Hàn Quốc . 57
    2.3.3. Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc . 60
    Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho việt nam . 69
    3.1. Thực trạng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam . 69
    3.1.1. Tổng quan về kinh tế Việt Nam 69
    3.1.2. Thực trạng hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam 70
    3.2. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số giải pháp đề xuất cho
    Việt Nam . 85
    3.2.1. Đối với hoạt động quản lý của Nhà nước 85
    3.2.2. Đối với các hiệp hội 93
    3.2.3. Đối với các doanh nghiệp hội viên 105
    Kết luận . 108




    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập
    sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp hoạt động ở mọi lĩnh vực, mọi
    ngành nghề đang đứng trước rất nhiều cơ hội song đồng thời cũng phải đương đầu
    với không ít các thách thức. Để có thể tận dụng các cơ hội, vượt qua được các
    thách thức để tồn tại và phát triển trong thời kỳ hội nhập hiện nay, các doanh
    nghiệp cần phải đoàn kết nhau lại, phát huy tối đa vai trò của các hiệp hội ngành
    hàng. Đặc biệt là hiện nay, một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập
    Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào
    hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì vai trò của các hiệp hội ngành hàng
    càng trở nên hết sức quan trọng, vừa định hướng lại vừa đại diện cho các doanh
    nghiệp thực hiện cam kết WTO. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu các hiệp
    hội đã thực sự đủ mạnh để làm chỗ dựa tin cậy cho các doanh nghiệp hay chưa?
    Trong thời gian đàm phán và thời kỳ đầu gia nhập WTO, khi Việt Nam đã phải
    đối mặt với rất nhiều vụ tranh chấp thương mại thì các hiệp hội lại tỏ ra hết sức
    lúng túng. Đó là do hoạt động của các hiệp hội Việt Nam còn rất nhiều bất cập,
    các hiệp hội này chưa thực sự phát huy được hiệu quả, chưa thể hiện được hết vai
    trò của mình. Đồng thời hiệp hội cũng chưa có được sự quan tâm và đánh giá
    đúng mức từ phía Chính phủ, từ phía doanh nghiệp cũng như từ phía các nhà
    nghiên cứu.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu hoạt
    động của một số hiệp hội ngành hàng thành công trên thế giới. Nghiên cứu các
    hiệp hội ngành hàng khác là để từ đó phát hiện ra những ưu điểm và nhược điểm
    của các tổ chức đó và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các hiệp hội
    trong nước, phát triển các hiệp hội, đảm bảo cho Việt Nam những bước tiến vững 2


    Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Hiệp hội Sắt Thép Nhật Bản và Hiệp hội Dệt may
    Hàn Quốc đều là những hiệp hội hoạt động khá thành công trong việc hỗ trợ các
    doanh nghiệp trong ngành phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
    ở cả trong và ngoài nước. Đồng thời cả ba Hiệp hội này đều là những Hiệp hội
    tiêu biểu và đóng góp rất lớn vào sự phát triển của ngành và của ba nền kinh tế
    quốc gia là Mỹ, Nhật và Hàn Quốc.
    Chính vì các lý do trên mà tác giả chọn đề tài “Hoạt động của một số hiệp
    hội ngành hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong bối
    cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho luận văn của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu:
    Trước đây, vai trò của hiệp hội ngành hàng vẫn chưa được đánh giá đúng
    mức. Chỉ cho đến sau khi Việt Nam gia nhập WTO, việc phát triển hiệp hội ngành
    hàng mới được sự quan tâm chú ý. Hiện nay, mặc dù cũng đã có một số bài phân
    tích về một số hiệp hội nhưng số lượng rất ít và đó cũng chỉ là những bài phân tích
    đơn lẻ, chưa thành hệ thống. Chính vì vậy, Luận văn thạc sỹ này sẽ là một nghiên
    cứu mới, độc lập và chi tiết về vấn đề này.
    3. Mục đích nghiên cứu:
    - Hệ thống lại lý luận liên quan đến hiệp hội ngành hàng
    - Phân tích thực trạng hoạt động của một số hiệp hội ngành hàng trên thế giới
    trong thời kỳ hiện nay
    - Rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
    nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội Việt nam trong bối cảnh hội
    nhập kinh tế quốc tế
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, đề tài cần phải thực hiện các
    nhiệm vụ cụ thể sau:
    - Tìm hiểu tổng quan về hiệp hội ngành hàng, vai trò của hiệp hội ngành
    hàng và những nhân tố tác động đến hiệp hội ngành hàng 3


    - Tìm hiểu và phân tích thực trạng hoạt động của một số hiệp hội ngành hàng
    trên thế giới, cụ thể là Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Hiệp hội Sắt Thép Nhật Bản
    và Hiệp hội Dệt may Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay đặt trong bối cảnh
    nền kinh tế các quốc gia đó và đánh giá những thành công và hạn chế của
    những hiệp hội này.
    - Khái quát toàn cảnh thực trạng hoạt động của các hiệp hội ngành hàng Việt
    Nam.
    - Rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động của các hiệp hội nói trên và
    đề xuất một số kiến nghị giúp các hiệp hội ngành hàng của Việt nam có thể
    phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mở
    rộng hoạt động kinh doanh cũng như giúp Việt nam phát triển trong bối
    cảnh hiện nay.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    5.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là tình hình hoạt động của một số
    Hiệp hội ngành hàng trên thế giới trong giai đoạn hiện nay đặt trong bối cảnh
    ngành đó và nền kinh tế nước đó.
    5.2. Phạm vi nghiên cứu:
    - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động của một số Hiệp hội ngành
    hàng trên thế giới trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2000 trở lại đây).
    - Trong giới hạn luận văn này, tác giả chỉ nghiên cứu ba Hiệp hội hoạt động
    thành công là, Hiệp hội Thủy sản Mỹ, Hiệp hội Sắt Thép Nhật Bản và Hiệp
    hội Dệt may Hàn Quốc.
    6. Phương pháp nghiên cứu:
    Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận văn này là
    phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê và phân tích. Nền tảng lý luận cho các
    phương pháp nghiên cứu trên là những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật
    biện chứng.
    7. Kết cấu của luận văn: 4


    Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn
    có ba chương:
    Chương 1: Tổng quan về hiệp hội
    Chương 2: Khảo sát hoạt động của một số hiệp hội ngành hàng trên thế giới trong
    bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam





    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Chính phủ (2003), “Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội”, Nghị
    định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003, Hà Nội.
    2. Bộ nội vụ (2004), “Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
    88/2003/NĐ- CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt
    động và quản lý Hội”, Thông tư số 01/2004/TT- BNV ngày 15/01/2004, Hà
    Nội.
    3. Vũ Thế Dũng (2005), “Xây dựng lợi thế cạnh tranh: Vai trò của Hiệp hội”,
    Tạp chí Tuổi trẻ chủ nhật ngày (số 24/2005), tr.7-9.
    4. Lê Xuân Đình, Phan Huy Đường (2003), “Tạo nhiều cơ hội cho các doanh
    nghiệp nâng cao năng lực xuất khẩu”, Tạp chí phát triển kinh tế (số
    6/2003), tr.5-6.
    5. Hoàng Thu Hoà (2005), Đổi mới và nâng cao hiệu quả của mối quan hệ
    Nhà nước với Thị trường, phát huy vai trò của các đoàn thể và các Hội, đề
    tài khoa học cấp Bộ, Trung tâm Thông tin Tư liệu, Hà Nội.
    6. Trần Hữu Huỳnh (2002), Đối thoại chính sách giữa Hiệp hội doanh nghiệp
    và chính quyền địa phương ở Việt Nam- Đánh giá sơ bộ về yêu cầu, thực
    trạng và kiến nghị các giải pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
    Nam, Hà Nội.
    7. Hoa Hữu Lân (2005), Hàn Quốc – câu chuyện kinh tế về một con rồng,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    8. Vũ Tiến Lộc (2002), Các Hiệp hội doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp
    phát triển, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hà Nội
    9. Nguyễn Khắc Mai (2005), Vị trí, vai trò của Hiệp hội quần chúng ở nước
    ta, Nxb Lao động, Hà Nội
    10. Nguyễn Văn Nam (2004), Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các
    Hiệp hội ngành hàng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam

    trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Viện nghiên cứu thương mại, Hà
    Nội.
    11. Nguyễn Minh Phương (2005), “Vai trò của các Hội, tổ chức phi Chính phủ
    trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta”, báo Tổ chức
    Nhà nước (số 9/2005), tr.20-23.
    12. Thang Văn Phúc (2002), Vai trò của các Hội trong đổi mới và phát triển
    đất nước, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
    13. Diệu Thuý (2006), “Nâng cao vai trò của các Hội trong sự nghiệp CNH-
    HĐH”, tạp chí công nghiệp (số 3/2006), tr.10-11.
    14. Đào Ngọc Tiến (2005), “Vai trò của các Hiệp hội ngành hàng Việt Nam
    trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số
    12/2005), tr.6-8.
    15. Lưu Ngọc Trinh (2006), Kinh tế Nhật Bản – Những bước thăng trầm trong
    lịch sử, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    Tiếng Anh
    16. Mark Boleat (2005), Models of Trade Association Co-operation, website:
    http://www.taforum.org.
    17. Richard Fairclough (2001), “Report of the 2001 Benchmarking study of
    trade association”, website: http://www.taforum.org.
    18. Alastair Macdonald (2000), “The business of representation - The modern
    trade association”, http://www.taforum.org.
    Các website
    19. http://irv.moi.gov.vn
    20. http://vi.wikipedia.org
    21. http://www.aboutseafood.com
    22. http://www.gso.gov.vn
    23. http://www.icfa.net
    24. http://www.imf.org
    25. http://www.jisf.or.jp


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...