Luận Văn Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (từ sau Chiến tranh lạnh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (từ sau Chiến tranh lạnh đến nay)

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.
    Nhân loại bước vào thế kỷ XXI và thiên nhiên kỉ mới với biết bao kì vọng về một thế giới hoà bình hợp tác và phát triển trước những vận hội mới, to lớn mà tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin mang lại. Bởi có hoà bình con người mới có thể tập trung sức lực xây dựng đất nước, thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia đang cùng tồn tại và phát triển
    Nhưng điều đáng buồn là, ngay từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, các cuộc xung đột cục bộ vẫn liên tiếp xảy ra, và có chiều hướng gia tăng do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ. Khát vọng của mọi người, mọi dân tộc vẫn là được sống trong môi trường hòa bình, hữu nghị, hạnh phúc, không có xung đột vũ trang. Trong bối cảnh ấy, Liên Hợp Quốc (LHQ) có vai trò ngày càng to lớn, trong đó, hoạt động của gìn giữ hòa bình là một trong những hoạt động quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc.
    Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ ra đời cách đây gần 6 thập kỷ như là một sáng kiến có ý nghĩa của LHQ. Từ khi ra đời, lực lượng gìn giữ hoà bình đã chứng tỏ vai trò quan trọng là công cụ của LHQ trong nhiệm vụ duy trì hoà bình, an ninh quốc tế. Sau Chiến tranh lạnh, lực lượng gìn giữ hoà bình không chỉ tăng lên về số lượng, còn mở rộng quy mô, có thêm nhiệm vụ mới, như hỗ trợ bầu cử, giúp đỡ nhân đạo, quản lý hành chính, tăng cường dân chủ, bảo vệ nhân quyền.
    Lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ có mặt ở hầu khắp các khu vực. “Khi xung đột nổ ra ở bất cứ đâu, dù ở châu Phi hay Trung Mỹ, dù ở Đông Nam Á, châu Âu hay ở không gian hậu Xô viết, cộng đồng quốc tế và các bên xung đột thường tìm tới lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc như một giải pháp. Điều này chứng tỏ cộng đồng quốc tế cần đến lực lượng gìn giữ hoà bình” [24; 187]. Trong đó, khu vực Đông Nam Á từ nhiều thập kỷ gần đây đã trở thành tâm điểm chú ý của nền hoà bình thế giới.
    Nếu như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vai trò của Liên Hợp Quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Đông Nam Á không nhiều, thì ở thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở khu vực này mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.
    Đặc biệt, những hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Campuchia và Đông Timo đã đạt được những thành công nhất định và góp phần mang lại hoà bình ổn định cho khu vực này.
    Đối với Campuchia, sự ra đời của một nước Campuchia mới sau cuộc bầu cử 6/1993 có ý nghĩa quốc tế, góp phần chấm dứt đối đầu giữa hai nhóm nước trong khu vực Đông Nam Á. Nếu hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Campuchia đã trở thành hình mẫu cho các hoạt động gìn giữ hòa bình mở rộng ở các khu vực khác trên thế giới, thì hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Đông Timo lại là một trong những ví dụ tiêu biểu về gìn giữ hòa bình xen lẫn hành động cưỡng chế.
    Thắng lợi của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Campuchia và Đông Timo đã góp phần khẳng định vai trò của lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ trong việc hạn chế và chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ tại khu vực Đông Nam Á.
    Nghiên cứu đề tài này không những có ý nghĩa khoa học, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn. Thông qua việc phân tích các hoạt động của lực lượng giữ gìn hoà bình LHQ ở khu vực Đông Nam Á. Khóa luận sẽ giúp cho chúng ta có những đánh giá đúng đắn về hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Đông Nam Á. Từ đó, thấy được vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc bảo vệ nền hòa bình thế giới nói chung và hòa bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng.
    Hơn thế nữa, tháng 12/2005, ViệtNamđã công bố chủ trương tham gia lực lượng giữ gìn hoà bình LHQ khi đủ những điều kiện cần thiết. Gần đây nhất, ngày 1/1/2008 ViệtNamđã chính thức được bầu làm uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ. Hành động này đã chứng tỏ và nâng cao uy tín của ViệtNamtrên trường quốc tế.
    Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài:Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (từ sau Chiến tranh lạnh đến nay)” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận của mình.

    2. Lịch sử vấn đề
    LHQ là một tổ chức lớn, có uy tín trên thế giới hiện nay. Do đó nghiên cứu về LHQ với vai trò gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới đã thu hút đông đảo học giả trong và ngoài nước. Có rất nhiều công trình chuyên biệt đề cập đến vấn đề cơ bản của LHQ. Trong đó có thể kể đến:
    Cuốn “Liên Hợp Quốc là gì?”(1957), Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội của tác giả Quách Quần đã đưa ra một cách nhìn nhận tổng quan về Liên Hợp Quốc; hoàn cảnh ra đời, tôn chỉ và mục đích, nguyên tắc hoạt động, những việc làm và bước phát triển của Liên Hợp Quốc.
    Cuốn “Liên Hợp Quốc” (1992), Nhà xuất bản thông tin lí luận, Hà Nội của tác giả Nguyễn Quốc Hùng, đã trình bày các vấn đề cơ bản về Liên Hợp Quốc: hoàn cảnh ra đời, những việc làm và vai trò của Liên Hợp Quốc.
    Khoá luận “Liên Hợp Quốc với vai trò gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới (1945 đến nay)” của tác giả Nguyễn Thị Phượng (K.2002 – 2004) khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, đã trình bày sự ra đời, phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Liên Hợp Quốc cũng như vai trò gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
    Luận văn Thạc sĩ “Liên Hợp Quốc với việc giải quyết một số cuộc xung đột từ sau Chiến tranh lạnh đến nay” của tác giả Đào Thanh Bình (Cao học K.13 – Khoa Lịch sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội ), cũng đã trình bày khái quát quá trình phát triển của Liên Hợp Quốc và vai trò của nó trong việc giải quyết một số cuộc xung đột ở Campuchia, Trung Đông, Nam Tư, Irắc
    Luận văn Tiến sĩ “Hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc sau Chiến tranh lạnh” (2006) của Nguyễn Hồng Quân đã trình bày, phân tích về những các hoạt động gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc, từ loại hình gìn giữ hoà bình truyền thống, gìn giữ hoà bình mở rộng, và hoạt động gìn giữ hoà bình cưỡng chế. Tác giả kiến nghị ViệtNam tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc.
    Bên cạnh đó, còn có một số cuốn sách viết về Đông Nam Á như:
    Cuốn “Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI” (2006), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, do tác giả Trần Khánh (chủ biên) chủ yếu tập trung vào những vấn đề nóng bỏng tạo nên diện mạo và xu hướng phát triển Đông Nam Á hiện nay.
    Hay cuốn “Đông Á Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện tại” (2004) của Nhà xuất bản thế giới là cuốn sách tổng hợp ý kiến của rất nhiều tác giả về những vấn đề chính trị nổi bật của Đông Nam Á.
    Ngoài ra còn có rất nhiều báo, tạp chí nghiên cứu về vai trò của lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc ở Đông Nam Á như: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Tin thế giới của Thông Tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân
    Tất cả những tài liệu trên có đề cập đến vai trò của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc ở Đông Nam Á, nhưng chưa có một tài liệu nào nghiên cứu sâu về vấn đề này. Trên cơ sở những nguồn tài liệu quan trọng đó, người viết muốn đưa ra một cái nhìn hệ thống, toàn diện, và cụ thể về vai trò gìn giữ hoà bình, an ninh của Liên Hợp Quốc ở khu vực Đông Nam Á.
    3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu.
    Hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết một số cuộc xung đột ở khu vực Đông Nam Á (từ sau chiến tranh lạnh đến nay).
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện đề tài này, người viết đứng trên quan điểm Macxit, vận dụng đường lối của Đảng ta về đường đối ngoại và những vấn đề quốc tế để làm cơ sở phương pháp luận cho việc tiếp cận, phân tích, đánh giá vấn đề.
    Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là những phương pháp cơ bản được vận dụng khi nghiên cứu đề tài này. Trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể về hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc ở Đông Nam Á, người viết rút ra những đánh giá kết luận về vấn đề nghiên cứu.
    Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp để làm rõ những nội dung của khoá luận.
    5. Đóng góp của khoá luận
    Qua khoá luận này, người viết mong muốn góp phần được làm sáng tỏ một số vấn đề sau :
    - Vai trò của hoạt động gìn giữ hoà bình ở khu vực Đông Nam Á của Liên Hợp Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay.
    - Thuận lợi và khó khăn của ViệtNamkhi tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ.
    6. Bố cục khoá luận
    Chương 1: Khái quát về lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ.
    Chương 2: Hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình ở khu vực Đông Nam Á.
    Chương 3: Một số nhận xét về hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Đông Nam Á
     

    Các file đính kèm:

    • 1-.zip
      Kích thước:
      1.8 MB
      Xem:
      1
Đang tải...