Chuyên Đề Hoạt động của Hội nông dân trên địa bàn Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài.
    Cuối năm 1962 đầu năm 1972 dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, một số địa phương hình thành “Nông hội đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa chủ phong kiến và tư sản, đòi quyền dân sinh dân chủ với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sự kiện thành lập nông hội đỏ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng về chất của giai cấp nông dân Việt Nam. Lần đầu tiên giai cấp nông dân có đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng Sản Việt Nam.
    Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tổ chức Hội đươc duy trì và liên tục phát triển. Hội nông dân giải phóng Miền Nam được thành lập, là thành viên quan trọng của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam, tham gia các phong trào cách mạng: đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận; xây dựng hậu phương chiến đấu tại chỗ , góp phần làm thất bại mọi âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Ở Miền Bắc, Hội nông dân tập thể đã vận động nông dân đi theo con đường hợp hóa; vừa sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ hậu phương, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn Miền Nam. Chiến thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Bước vào thời kỳ mới, nông dân hai miền Nam, Bắc sát cánh cùng toàn dân đi tiếp con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn; nhiệt tình tham gia xây dựng tổ chức của giai cấp nông dân - Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam từng bước lớn mạnh. Ngày 01/3/1988, Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam được đổi tên là Hôi nông dân Viêt Nam.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Hội Nông dân Việt Nam họp từ ngày 28 đến 29/3/1988 tại Hà Nội, là một cột mốc quan trọng, một bước ngoặc có ý nghĩa lịch sử trong sự pơhát triển của phong trào nông dân: Hội nông dân Việt nam, một tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi của giai cấp nông dân được chính thức thành lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở; khẳng định những quan điểm cơ bảo của Đảng ta về vai trò, vị trí của giai cấp nông dân và của Hội nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, đồng thời đề ra những mục tiêu, nội dung hoạt động của hội, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
    Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân ta tiến hành công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước, từng bước đi lên XHCN. Năm 1986 tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI diễn ra tại Hà Nội đã đề ra đường lối đổi mới và quản lý, lãnh đạo nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng CNXH. Sau hơn 25 năm thực hiện đổi mới, đất nước đã thu được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Ngay từ khi đất nước đổi mới tiến hành công cuộc cách mạng nền kinh tế Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ nhiệm vụ của Hội nông dân Việt Nam là tập hợp, vân động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ năng lực về mọi mặt. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sạch, vững mạnh. Chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân, tổ chức, các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống.
    Nhưng thực trạng cho thấy Hội nông dân hiện nay đang đương đầu với nhiều khó khăn và thách thức nên vẫn chưa thực hiện được tốt các nhiệm vụ , chức năng của mình. Trong những năm qua công tác tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội nông dân tại cơ sở vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề chưa phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
    Là một công dân, một cán bộ sẽ phục vụ trong bộ máy chính quyền nhà nước trong tương lai, em luôn băn khoăn trước những vấn đề còn tồn tại và những thách thức đang đặt ra trước thực tế phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và Hội nông dân tại địa phương nói riêng. Em thấy việc nêu lên thực trạng và đưa ra giải pháp cho tình hình hoạt động của Hội nông dân là một điều cần thiết để Hội có thể khắc phục những vẫn đề còn tồn tại từ đó khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong xã hội cũng như trong lòng nhân dân. Với mong muốn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Nguyễn Thị Yến, em chọn đề tài : “ Hoạt động của Hội nông dân trên địa bàn Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích :
    Trên cơ sở khái quát những lý luận và thực tiễn về hoạt động của Hội nông dân tại địa phương và thực tiễn đặt ra của đất nước hiện nay. Trong chuyên đề này em xin đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội nông dân trên địa bàn Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    3. Nhiệm vụ của đề tài :
    Tìm hiểu, khái quát, hệ thống lý luận về Nông dân, Nông nghiệp và Hội nông dân để làm cơ sở nghiên cứu các nhiệm vụ và giải pháp cho hoạt động thực tiễn của Hội nông dân ở cơ sở.
    Nghiên cứu khảo sát thực trang của Hội nông dân trên địa bàn Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân tại địa phương.
    4. Đối tượng nghiên cứu.
    Hội nông dân Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    5. Khách thể nghiên cứu.
    - Cán bộ Hội nông dân tại Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    - Nông dân tại địa phương.
    - Các cơ quan cấp trên như Đảng Ủy, Ban thường vụ, các ban nghành Đoàn thể có liên quan.
    6. Phạm vi nghiên cứu.
    Không gian : Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    Thời gian : từ năm 2007 đến nay.
    7. Phương pháp nghiên cứu:
    Chuyên đề sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng lý luận, nghiên cứu tài liệu, sách, báo, Nghị quyết, phương pháp chuyên gia, so sánh, tổng hợp, phân tích.
    Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, phỏng vấn, toạ đàm, dự các hội thảo, hội nghị .
    8 Kết cấu tiểu luận:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu 3 chương như sau:
    Chương I : Cơ sở lý luận của Hội nông dân với phong trào xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
    Chương II : Thực trạng của Hội nông dân trên địa bàn Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    Chương III : Một số giải pháp – kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội nông dân Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang.
    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    KÝ HIỆU VIÊT TẮT
    PHẦN MỞ ĐẦU .
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Mục đính của đề tài
    3. Nhiệm vụ của đề tài
    4. Đối tượng nghiên cứu .
    5. Khách thể nghiên cứu
    6. Phạm vi nghiên cứu
    7. Phương pháp nghiên cứu
    8. Bố cục đề tài .
    CHƯƠNG I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỘI NÔNG DÂN VỚI PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
    1.1 Cơ sở lý luận về Nông dân, Nông nghiệp và Nông thôn.
    1.1.1 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông dân.
    1.1.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông nghiệp.
    1.1.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nông thôn.
    1.1.4 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Hội nông dân.
    1.2 Vai trò của Hội nông dân trong giai đoạn hiện nay.
    1.2.1 Vai trò của Hội nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
    1.2.2 Vai trò của Hội nông dân trong phát triển Kinh tế – Xã hội.
    1.2.3 Vai trò của Hội nông dân trong phát triển Văn hóa.
    CHƯƠNG II : THỰC TRANG CỦA HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN MINH – TỈNH HÀ GIANG.
    2.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của
    Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang
    2.1.1. Tình hình kinh tế chính trị của Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang .
    2.1.2. Tình hình văn hóa xã hội
    2.2 Những thực trạng của Hội nông dân Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.
    2.2.1 . Tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
    * Những thành tựu.
    * Những hạn chế.
    2.2.2 Những phong trào hoạt động của Hội nông dân Huyện Yên Minh – Tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay.
    2.2.3 Những thách thức đặt ra đối với Hội nông dân.
    * Những thuận lợi.
    * Những khó khăn.
    CHƯƠNG III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ NHĂM NÂNG CAO
    HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG CỦA HỘI NÔNG DÂN HUYỆN YÊN MINH – TỈNH HÀ GIANG.
    3.1 Một số giải pháp .
    3.1.1. Về phát triển hội viên và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ.
    3.1.2. Về tài chính – chính sách đối với Hội nông dân .
    3.1.3. Về công tác giáo dục chính trị tư tưởng
    3.1.4 Về tổ chức thực hiện 03 phong trào lớn của Hội nông dân
    3.1.5 Về Tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền vững mạnh
    3.2 Một số kiến nghị .
    3.2.1. Đối với cấp ủy đảng
    3.2.2. Đối với Hội nông dân cấp trên .
    KẾT LUẬN .
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .


    XEM THÊM CÁC ĐỀ TÀI TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TẠI ====>>>> ĐÂY
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...