Luận Văn Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Hoạt động của Công ty Tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Kinh nghiệm và Giải pháp

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỤC LỤC






    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng biểu
    Danh mục các hình vẽ và sơ đồ

    Trang


    Mở đầu 1
    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm hoạt 8
    động của công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường
    1.1. Cơ sở lý luận về công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường 8


    1.2. Kinh nghiệm hoạt động của công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường
    Chương 2: Thực trạng hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    2.1. Bối cảnh ra đời của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    2.2. Quá trình hình thành và hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    2.3. Bài học kinh nghiệm qua quá trình hoạt động của Công ty tài chính
    Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động của
    Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    3.1. Khái quát tình hình kinh tế quốc tế và trong nước, thời cơ và thách thức đối với hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    3.2. Phương hướng phát triển Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn
    Dầu khí Việt Nam
    3.3. Giải pháp thúc đẩy hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc
    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

    46


    59


    59


    66


    114


    121


    121



    132


    136


    3.4. Kiến nghị 169
    Kết luận 174
    Danh mục các công trình của tác giả đã công bố 179
    Danh mục tài liệu tham khảo 180
    Phụ lục 188





    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT




    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Từ viết tắt
    [/TD]
    [TD]Tiếng Việt
    [/TD]
    [TD]Tiếng Anh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ADB
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng phát triển Châu Á
    [/TD]
    [TD]Asian Development Bank
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CBCNV
    [/TD]
    [TD]Cán bộ công nhân viên
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CPH
    [/TD]
    [TD]Cổ phần hoá
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CTTC
    [/TD]
    [TD]Công ty tài chính
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CPI
    [/TD]
    [TD]Chỉ số giá tiêu dùng
    [/TD]
    [TD]Consumer Price Index
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DNNN
    [/TD]
    [TD]Doanh nghiệp Nhà nước
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]EU
    [/TD]
    [TD]Liên minh Châu Âu
    [/TD]
    [TD]European Union
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]FED
    [/TD]
    [TD]Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ
    [/TD]
    [TD]Federal Reserve System
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]FII
    [/TD]
    [TD]Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
    [/TD]
    [TD]Foreign In-direct

    Investment
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]FDI
    [/TD]
    [TD]Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
    [/TD]
    [TD]Foreign Direct

    Investment
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GATS
    [/TD]
    [TD]Hiệp định thương mại mậu dịch tự do
    [/TD]
    [TD]General Agreement on

    Trade in Services
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GDP
    [/TD]
    [TD]Tổng sản phẩm trong nước
    [/TD]
    [TD]Gross Domestic Product
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]IMF
    [/TD]
    [TD]Quỹ tiền tệ quốc tế
    [/TD]
    [TD]International Monetary

    fund
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NHLD
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng liên doanh
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NHNNVN
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NHNNg
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng nước ngoài
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NHTM
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng thương mại
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]OTC
    [/TD]
    [TD]Thị trường chứng khoán phi tập trung
    [/TD]
    [TD]Over The Counter
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PVN
    [/TD]
    [TD]Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
    [/TD]
    [TD]Vietnam Oil and Gas

    Group
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    [TABLE]
    [TR]
    [TD]PVFC
    [/TD]
    [TD]Công ty tài chính Dầu khí
    [/TD]
    [TD]PetroVietnam Finance

    Company
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TCTD
    [/TD]
    [TD]Tổ chức tín dụng
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TĐKT
    [/TD]
    [TD]Tập đoàn kinh tế
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TSCĐ
    [/TD]
    [TD]Tài sản cố định
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND
    [/TD]
    [TD]Uỷ ban nhân dân
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBCKNN
    [/TD]
    [TD]Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VND
    [/TD]
    [TD]Đồng Việt Nam
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]XDCB
    [/TD]
    [TD]Xây dựng cơ bản
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WB
    [/TD]
    [TD]Ngân hàng thế giới
    [/TD]
    [TD]World Bank
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]WTO
    [/TD]
    [TD]Tổ chức thương mại thế giới
    [/TD]
    [TD]World Trade

    Organization
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU



    Trang



    Biểu số 2.1/ Hạn mức tín dụng của PVFC tại các ngân hàng 81
    thương mại quốc doanh và các tổ chức tín dụng
    (thời điểm 31/12/2007)

    Biểu số 2.2/ Nguồn vốn huy động tiết kiệm, phát hành giấy tờ có 82
    giá và nhận quản lý vốn uỷ thác của PVFC năm
    2005, 2006, 2007

    Biểu số 2.3/ Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân của PVFC 84
    năm 2005, 2006, 2007

    Biểu số 2.4/ Phân loại nợ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân của 85
    PVFC năm 2006, 2007

    Biểu số 2.5/ Đầu tư tài chính PVFC năm 2006, 2007 91

    Biểu số 2.6/ Kết quả hoạt động PVFC giai đoạn 2001-2007 98




    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ



    Trang



    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Hình 1.1/
    [/TD]
    [TD]Những đồng vốn đi qua hệ thống tài chính
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.1/
    [/TD]
    [TD]Sơ đồ mô hình tổ chức PVFC
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.2/
    [/TD]
    [TD]Huy động qua hình thức tiền gửi tiết kiệm của PVFC
    [/TD]
    [TD]78
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.3/
    [/TD]
    [TD]Phát hành trái phiếu của PVFC
    [/TD]
    [TD]79
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.4/
    [/TD]
    [TD]Nguồn vốn uỷ thác của các cá nhân, tổ chức cho PVFC
    [/TD]
    [TD]82
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.5/
    [/TD]
    [TD]Tỷ trọng giá trị đầu tư của PVFC đến 31/12/2007
    [/TD]
    [TD]89
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.6/
    [/TD]
    [TD]Giá trị đầu tư theo lĩnh vực của PVFC đến 31/5/2008
    [/TD]
    [TD]90
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.7/
    [/TD]
    [TD]Nhu cầu vốn đầu tư của PVN
    [/TD]
    [TD]95
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.8/
    [/TD]
    [TD]Tỷ trọng cho vay trực tiếp của PVFC thời điểm
    31/12/2007
    [/TD]
    [TD]96
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2.9/
    [/TD]
    [TD]Tăng trưởng doanh thu của PVFC giai đoạn 2001-2007
    [/TD]
    [TD]99
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Sơ đồ 3.1/
    [/TD]
    [TD]Quy trình hoạt động bao thanh toán
    [/TD]
    [TD]147
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]







    MỞ ĐẦU







    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc huy động và sử dụng các nguồn lực, trong đó nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển đã có thay đổi cơ bản do tác động của cơ chế thị trường với sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Sự ra đời của các định chế tài chính đã tác động đến sự ra đời và phát triển của thị trường tài chính, các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, quỹ đầu tư . góp phần tích cực vào việc tạo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Sự di chuyển và phân bổ nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển được tiến hành phù hợp, hiệu quả hơn điều đó đóng vai trò tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
    Thực tế, sự ra đời của các tổng công ty Nhà nước được phát triển thành các tập đoàn kinh tế đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta. Thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới. Các tổng công ty Nhà nước hoạt động theo tinh thần Nghị định số 90/TTg và 91/TTg ngày
    07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Do vậy, một số tổng công ty đã chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế (trong đó có các ngành dầu khí, bưu chính viễn thông, than khoáng sản, dệt may, công nghiệp tàu thuỷ, cao su, điện lực và tài chính bảo hiểm - Bảo Việt) gắn với nhiều hình thức sở hữu,






    hoạt động theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn của các tập đoàn kinh tế Nhà nước là vấn đề huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để triển khai các dự án sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh, hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Đó là hệ quả tất yếu dẫn đến sự ra đời của các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế và/hoặc thuộc các tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam.
    Thời gian qua, hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị định số 79/2002/NĐ-CP, một mặt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mặt khác cũng đóng góp tích cực vào việc điều tiết, giải quyết những khó khăn về nguồn vốn hoạt động của các thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay Công ty tài chính Dầu khí đang đứng trước không ít khó khăn và thách thức trong quá trình hoạt động, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (viết tắt là WTO). Việc mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng của Việt Nam theo cam kết khi gia nhập WTO đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết đối với nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế của nước ta theo lộ trình hội nhập.
    Trong bối cảnh tình hình tài chính, tiền tệ của thế giới và trong nước có nhiều biến động, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm tìm ra những giải pháp tiếp tục thúc đẩy hoạt động, góp phần vào sự phát triển ổn định và vững chắc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trên cơ sở khai thác sức mạnh của ngành, quản lý vốn tập trung thống nhất, đảm bảo điều hành các nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả bằng việc tham gia tích cực thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế. Kết quả nghiên cứu đạt được có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc với các công ty tài chính nói chung, đặc biệt là các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế ở nước ta hiện nay.






    2. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

    Trong nước, thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động của công ty tài chính như:
    Luận án tiến sỹ kinh tế của Hồ Kỳ Minh (2002) về Giải pháp phát triển Công ty tài chính Bưu điện. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu hoạt động của Công ty tài chính Bưu điện, từ đó đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy phát triển công ty tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam; Luận án tiến sỹ kinh tế của Trần Công Diệu (2002) về Những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển công ty tài chính ở Việt Nam. Tác giả đã đề cập và đánh giá hiệu quả hoạt động, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty tài chính, của loại hình công ty tài chính tại thời điểm công ty tài chính mới được thành lập khi nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới. Trong luận án, tác giả đã đề xuất một số ý kiến nhằm xây dựng hệ thống các giải pháp mang tính vĩ mô để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty tài chính Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay.
    Luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng Đình Chiến (2001) về Giải pháp hoàn thiện và phát triển các công ty tài chính trong các tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam hiện nay đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của các công ty tài chính trong các tổng công ty Nhà nước, làm rõ những kết quả hoạt động của các công ty tài chính và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động tại các công ty này; Luận văn thạc sỹ kinh tế của Ngô Anh Sơn (2002) về Giải pháp phát triển các nghiệp vụ của Công ty tài chính Dệt may đã đi sâu nghiên cứu các nghiệp vụ cụ thể và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiệp vụ của Công ty tài chính Dệt may. Đồng thời, tác giả đã có một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng công ty dệt may Việt Nam (nay là Tập đoàn dệt may Việt Nam).






    Tác giả Trịnh Bá Tửu (2003) với công trình: Công ty tài chính trên thế giới và ở Việt Nam đã đề cập đến các loại hình và hoạt động của công ty tài chính trên thế giới và Việt Nam Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có một số bài viết đi sâu vào các nghiệp vụ cụ thể của các công ty tài chính, tác giả Nguyễn Đăng Nam (2003) có công trình: Vai trò của các công ty tài chính trong việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
    Nhìn chung, nội dung nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong hoạt động của công ty tài chính, đặc biệt là công ty tài chính thuộc tổng công ty Nhà nước với mục đích nhằm làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của công ty tài chính ở nước ta. Đồng thời, các tác giả còn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của các công ty tài chính. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu về công ty tài chính trong thời gian từ 2003 trở về trước, khi các công ty tài chính vừa hình thành, mới bắt đầu đi vào hoạt động trong điều kiện Việt Nam chưa gia nhập WTO.
    Ở nước ngoài có một số công trình nghiên cứu về công ty tài chính và thị trường tài chính như: Sundararajan, V. (1990), “Financial sector Reform and Central banking in Centrally Planned Economies”, IMF Working Paper WP/90/120; Singh, Ajit and Javed, Hamid (1992), “Corporate Financial Structures in Developing Countries”, Technical paper No 1, International Finance Corporation, Washington D.C; Breadley, R.A and S.C. Mayers (1996), Principles of Corporate Finance (5th) New York: McGraw-Hill; Claessens, Stijn; Djankov, Semeon; and Klingebiel Daniela (2000), “Stock Market in transition economies”, Financial Sector Discussion Paper No 5, The World Bank, September; Carmicheal, Jeffrey and Micheal Pomerleano (2002), The Development and Regulation of non-Bank Financial Institutions,
    The World Bank, Washington D.C; Choudhry, Moorad, Didier Joannas, Richard Pereira and Rod Pienaar (2002), Capital Market Instrument: Analysis and Valuation, Financial Times – Prentice Hall, London-Amsterdam Nhìn






    chung, các công trình này đã đi sâu phân tích về thị trường tài chính và hoạt động của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về đặc điểm thị trường tài chính và vai trò của công ty tài chính trong các nền kinh tế chuyển đổi.
    Tuy nhiên, hiện chưa công trình nào nghiên cứu sâu về hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đó là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: kinh nghiệm và giải pháp”.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

    - Từ nghiên cứu hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để rút ra một số bài học kinh nghiệm là cơ sở cho việc đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Công ty tài chính Dầu khí trong giai đoạn tới.
    - Từ nghiên cứu hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế ở nước ta trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập kinh tế thế giới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu của luận án: nghiên cứu về hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu:

    + Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, luận án tập trung chủ yếu vào các vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn; hoạt động đầu tư; hoạt động dịch vụ tài chính; hoạt động điều phối vốn giữa Công ty tài chính Dầu khí với các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
    + Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến năm 2007 (thời gian

    Công ty tài chính Dầu khí 100% vốn Nhà nước).






    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu của luận án là phương pháp duy vật biện chứng cùng với sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
    - Các phương pháp cụ thể được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, các phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp chuyên gia . để làm rõ hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đồng thời, luận án đã thu thập, sử dụng và kế thừa có chọn lọc nguồn tài liệu, các số liệu cả trong và ngoài nước phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài.
    6. Những đóng góp của luận án

    - Làm rõ thêm vai trò của công ty tài chính trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là sự cần thiết của công ty tài chính đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế. Từ nghiên cứu hoạt động của các công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế lớn của một số nước trên thế giới, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa thực tiễn đối với Việt Nam hiện nay.
    - Đã làm rõ thực trạng hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007; từ kết quả và hạn chế trong hoạt động kinh doanh, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện nay.
    - Luận án đã làm rõ phương hướng và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
    7. Kết cấu của luận án

    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương:






    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm hoạt động của công ty tài chính thuộc tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế thị trường.

    Chương 2: Thực trạng hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc

    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

    Chương 3: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động của Công ty tài chính Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
     
Đang tải...