Luận Văn Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trước những biến động bất thường về giá cổ phiếu, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam chưa có các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp đứng ra làm định hướng trong hoạt động đầu tư. Một trong các nhà đầu tư có tổ chức mang tính chuyên nghiệp cao đó là Quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư chứng khoán tham gia thị trường với hai tư cách: tư cách là tổ chức phát hành, phát hành ra các chứng chỉ quỹ đầu tư để thu hút vốn và tư cách là tổ chức đầu tư dùng tiền thu hút được để đầu tư chứng khoán.
    Trên thế giới hiện nay có khoảng hàng chục nghìn Quỹ đầu tư đang hoạt động cung cấp cho các nhà đầu tư. Nhờ đó mà tỷ trọng tham gia thị trường chứng khoán của các quỹ ngày càng tăng so với nhà đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư chứng khoán đã thực sự trở thành một định chế tài chính trung gian ưu việt trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường phát triển, nhất là trong giai đoạn đầu hình thành vì sự có mặt của nó sẽ tạo cho công chúng thói quen đầu tư.
    Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để thu hút rộng rãi công chúng tham gia đầu tư, tăng quy mô vốn thị trường thông qua tạo lập các Quỹ đầu tư chứng khoán là rất cần thiết. Xuất phát từ các lợi ích mà Quỹ đầu tư chứng khoán mang lại cho các nhà đầu tư công chúng, việc nghiên cứu để có những chính sách, biện pháp thúc đẩy loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam sẽ góp phần thiết thực tìm ra các giải pháp trên. Sự phát triển của loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong tương lai để thị trường chứng khoán Việt Nam phát huy được vai trò thực sự trong việc chuyển tiết kiệm trong nền kinh tế thành đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    Quỹ đầu tư chứng khoán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu tìm hiểu và đề ra những biện pháp thúc đẩy sự ra đời của Quỹ đầu tư để có thể vận dụng vào thực tiễn là rất cần thiết. Chính vì vậy, em chọn đề tài “Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp.
    Kết cấu khoá luận gồm ba phần:
    Chương I. Khái quát chung về Quỹ đầu tư chứng khoán

    Chương II. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

    Chương III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

    Với một thời gian có hạn và nguồn tài liệu còn hạn chế nên khoá luận chưa thể đề cập tới được mọi khía cạnh liên quan tới Quỹ đầu tư chứng khoán, rất mong được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô và các bạn quan tâm tới lĩnh vực đầy mới mẻ này.
    Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới THS. Đặng Thị Nhàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện khoá luận. Đồng thời em cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở trường ĐH Ngoại Thương đã trang bị kiến thức vững chắc để giúp em có thể nghiên cứu, hoàn thành khoá luận này.




    Chương I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    I. Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư chứng khoán
    1. Sự hình thành và phát triển của các Quỹ đầu tư
    2. Khái niệm
    3. Phân loại Quỹ đầu tư chứng khoán
    3.1. Căn cứ vào cách thức huy động vốn
    3.2. Căn cứ vào mục đích đầu tư
    3.3. Căn cứ vào đối tượng đầu tư của quỹ
    3.4. Một số loại quỹ khác
    4. Vai trò của Quỹ đầu tư chứng khoán
    4.1. Đối với nền kinh tế
    4.2. Đối với thị trường chứng khoán
    4.3. Đối với người đầu tư và người nhận đầu tư
    5. Mô hình tổ chức hoạt động Quỹ đầu tư chứng khoán
    5.1. Mô hình công ty
    5.2. Mô hình tín thác
    5.3. Ưu nhược điểm của mô hình công ty và mô hình tín thác
    6. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán
    6.1. Nguyên tắc huy động vốn
    6.2. Nguyên tắc bảo quản tài sản và giám sát hoạt động của quỹ
    6.3. Nguyên tắc định giá phát hành và mua lại chứng chỉ của quỹ
    6.4. Nguyên tắc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư
    6.5. Nguyên tắc hạn chế một số giao dịch liên quan đến tài sản của quỹ
    II. Một số tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh doanh của Quỹ đầu tư chứng khoán
    III. Kinh nghiệm hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước
    1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển
    1.1. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Mỹ
    1.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Anh
    1.3. Hệ thống Quỹ đầu tư chứng khoán ở Nhật Bản
    2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi
    2.1. Quỹ đầu tư chứng khoán tại Hàn Quốc
    2.2. Quỹ đầu tư chứng khoán ở Thái Lan


    Chương II. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

    I. Sự cần thiết của việc hình thành các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
    II. Quỹ đầu tư theo quy chế của Việt Nam
    III. Đánh giá chung về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
    IV. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
    1. Vietnam Fund
    2. Beta Vietnam Fund
    3. Vietnam Frontier Fund
    4. Vietnam Enterprise Investments Ltd
    5. Mekong Enterprise Fund
    6. Vietnam Opportunities Fund
    7. VietFund


    Chương III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

    I. Mô hình Quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
    II. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
    1. Những khó khăn trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
    2. Những thuận lợi trong việc hình thành và phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam
    III. Giải pháp thúc đẩy sự hình thành và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán
    1. Về phía Nhà nước
    1.1. Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô
    1.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý
    1.3. Nhà nước cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho việc hình thành và phát triển của Quỹ đầu tư
    1.4. Thu hút đầu tư gián tiếp
    1.5. Phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam
    1.6. Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của Quỹ đầu tư.
    1.7. Tạo lập thị trường hàng hoá cho thị trường chứng khoán bằng các biện pháp tăng cung kích cầu
    1.8. Nhà nước đặt định hướng phát triển chung cho các Quỹ đầu tư
    2. Về phía các Quỹ đầu tư
    2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư chuyên nghiệp
    2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng
    2.3. Chiến lược đầu tư thích hợp
    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...