Thạc Sĩ Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động tuân theo nguyên tắc trung gian. Đảm đương vai trò trung gian trên TTCK là các công ty chứng khoán (CTCK). Nhờ có các CTCK, hoạt động mua bán chứng khoán của nhà đầu tư mới được đảm bảo an toàn, các nhà phát hành tiết kiệm được chi phí trong việc phát hành chứng khoán cũng như các hoạt động liên quan tới chứng khoán đã phát hành sau này. Thông qua các CTCK, cơ quan quản lý cũng có thể theo dõi, quản lý các hoạt động diễn ra trên thị trường.

    Vì vậy, sự tồn tại và phát triển của TTCK có sự đóng góp to lớn của các CTCK - một chủ thể không thể thiếu trên thị trường. Song, sự phát triển của TTCK lại là tiền đề cho sự phát triển các hoạt động của CTCK, buộc các CTCK phải phát triển các hoạt động mới và hoàn thiện các hoạt động hiện có để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

    Hơn 6 năm qua, kể từ khi TTCK Việt nam chính thức hoạt động, là quãng thời gian để các CTCK tập dượt, làm quen cho một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt nam, mới đối với cả những người lãnh đạo (cấp quản lý), đối với người giữ vai trò trung gian trên thị trường (CTCK), đối với người cung cấp hàng hóa cho thị trường (nhà phát hành) và đối với nhà đầu tư. Do các CTCK ở Việt nam hoạt động vừa mang tính chất thăm dò vừa mang tính chất thử nghiệm nên đã gặp không ít trở ngại trong việc triển khai và phát triển các hoạt động, kết quả hoạt động mang lại chưa cao.

    Hơn thế nữa, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết mở cửa thị trường tài chính trong đó có TTCK, các CTCK Việt nam đang phải đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt, sự cạnh tranh này diễn ra không chỉ giữa các CTCK Việt nam mà còn



    giữa các CTCK Việt nam và các CTCK nước ngoài. Thực tế đó đòi hỏi các

    CTCK phải có kế hoạch, chiến lược phát triển các hoạt động khẳng định vị thế quan trọng trên thị trường.

    Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “phát triển hoạt động của công ty chứng khoán ở Việt nam” làm luận án nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động của CTCK Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động của các CTCK, phân tích
    các nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển hoạt động của các CTCK ở Việt nam thời gian qua

    Đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động của CTCK ở Việt nam trong thời gian tới.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của công ty chứng khoán

    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của các công ty chứng khoán trên TTCK ở Việt nam từ 20/7/2000 đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để luận giải vấn đề nghiên cứu.

    5. Kết cấu của luận án

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, bảng viết tắt, luận án được kết cấu theo ba chương:



    Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động của công ty

    chứng khoán

    Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán ở

    Việt nam

    Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động của các công ty chứng khoán ở

    Việt nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...