Luận Văn Hoạt động công chứng ở địa phương, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoạt động công chứng ở địa phương, thực trạng và giải pháp

    Trước năm 2001 tỉnh Hải Dương chỉ có một Phòng Công Chứng nằm ở Thành Phố Hải Dương, nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống các Phòng Tư Pháp cấp huyện. Do những quy định về thẩm quyền chứng thực của các Phòng Tư Pháp còn nhiều hạn hẹp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trên địa bàn, Phòng Tư Pháp chủ yếu thực hiện chức năng chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ còn công chứng các loại hợp đồng, giao dịch khác hầu như không thực hiện. Đối với địa phương có nền kinh tế phát triển với nhiều trường trạm, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn như huyện Chí Linh thì Phòng Tư Pháp cấp huyện không đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi phải có Phòng Công Chứng hoạt động chuyên nghiệp. Đáp ứng nhu cầu đó thì Phòng Công Chứng số 2 được thành lập và hoạt động tại Thị Trấn Sao Đỏ Huyện Chí Linh với 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng đồng thời là Công Chứng Viên, 1 Công Chứng Viên, 1 Kế toán và 5 cán bộ chuyên viên giúp việc.
    Ngay từ khi đi vào hoạt động, Phòng Công Chứng số 2 đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình, không chỉ đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân địa phương mà còn phục vụ cả các huyện, các tỉnh lân cận. Với đà phát triển ngày càng cao về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội Phòng Công Chứng số 2 Tỉnh Hải Dương đã, đang và sẽ hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó thì Phòng Công Chứng số 2 còn gặp rất nhiều bất cập cần phải khắc phục để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu công chứng của nhân dân.
     
Đang tải...