Luận Văn Hoạt động chuyển giá và khả năng kiểm soát của chính phủ Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Hoạt động của các công ty cổ phần nói chung và các công ty đa quốc gia (MNC- Multi Nations Company) nói riêng luôn hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông. Như chúng ta đã biết thành quả hoạt động của một doanh nghiệp như một cái bánh. Và cái bánh này sẽ được cắt làm 3 phần: một phần cho chủ nợ, một phần cho nhà nước và phần còn lại dành cho các cổ đông. Do đó, để tối đa hóa giá trị cổ đông ngoài việc có những kết hợp tối ưu giữa các quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối để tạo ra cái bánh đó thì việc tối thiểu hóa miếng bánh dành cho các chủ thể khác ngoài cổ đông ngày càng được quan tâm. Họat động chuyển giá (transfer pricing) là công cụ mà các MNC thường dùng như là một trong những phương cách để tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp từ đó tối đa hóa giá trị của cổ đông.
    Nếu như, với MNC chuyển giá được coi là một phương tiện để tối đa hóa giá trị cổ đông thì đối với các quốc gia hoạt động chuyển giá của các MNC làm thất thoát, chuyển dịch số thuế mà chính phủ có thể thu ở các công ty MNC . Do đó nghiên cứu vấn đề chuyển giá không chỉ là một yêu cầu nghiệp vụ của các CFO trong MNC mà còn là vấn đề của các nhà chính sách các quốc gia.
    Đến nay, hầu hết các nư¬ớc phát triển như Canada, Mexico, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Australia, Mỹ, Nhật Bản, đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống chuyển giá. Tuy nhiên, vấn đề chuyển giá ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ.
    Sự hấp dẫn về lợi ích kinh tế của chuyển giá sẽ được những người hoạch định chiến lược tài chính của doanh nghiệp lên chương trình hành động cho mình. Vì vậy các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách cần phải lưu tâm để tránh thất thoát nguồn thu thuế, thiệt hại đến lợi ích của quốc gia.
    Bài nghiên cứu sẽ đưa ra một cách nhìn tổng quan về hoạt động chuyển giá và sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam về vấn đề này. Tuy nhiên, với phạm vi bài nghiên cứu sẽ không đi sâu nghiên cứu từng chi tiết của họat động chuyển giá mà chỉ nghiên cứu hoạt động chuyển giá với mục tiêu chính là tối thiểu hóa số thuế mà các MNC phải nộp cụ thể ở đây là thuế thu nhập doanh nghiệp.


    Bài viết sẽ có 2 phần chính:
    Phần 1. Tổng quan về họat động chuyển giá. Trong phần này, bài viết sẽ cho người đọc hiểu được một các tổng quan về họat động chuyển giá. Các nguyên nhân thúc đẩy các MNC thực hiện chuyển giá và các hình thức biến tướng của hoạt động chuyển giá mà nhóm nghiên cứu ghi nhận được. Đồng thời với phần này, bài nghiên cứu khẳng định sự khác biệt hoàn toàn giữa hoạt động chuyển giá và hoạt động trốn thuế.
    Phần 2. Hoạt động chuyển giá và khả năng kiểm soát của Chính Phủ Việt Nam: Trong phần này, bài nghiên cứu sẽ đưa ra kinh nghiệm quản lý của các nước, các tổ chức trên thế giới đông thời tóm lược quá trình hình thành phát triển hệ thống văn bản pháp quy nhằm quản lý vấn đề chuyển giá ở Việt Nam.
    Đây là một vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam, các dẫn chứng, tài liệu chứng minh còn chưa rõ ràng, chính vì vậy, bài nghiên cứu chắc chắn chứa nhiều sai sót. Kính mong sự sửa chữa của quý thầy cô và sự góp ý của các bạn!


    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 3

    1.1 Khái niệm chuyển giá 3
    1.1.1. Định nghĩa chuyển giá 3
    1.1.2. Phân biệt hoạt động chuyển giá với hoạt động trốn thuế. 4
    1.2. MNC và các hoạt động chuyển giá 4
    1.2.1.Cách thực thực hiện hoạt động chuyển giá của MNC 4
    1.2.2. Những lợi ích khác từ hoạt động chuyển giá. 7
    1.2.3. MNC và các biến tướng của hoạt động chuyển giá 7
    1.3. Sự tồn tại của họat động chuyển giá 8
    1.3.1.Các thiệt hại cho tổng thể nền kinh tế 8
    1.3.2.Sự tồn tại tất yếu của hoạt động chuyển giá. 9
    PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT CỦA CHÍNH PHỦ VIỆTNAM 10
    2.1. Hoạt động chuyển giá và kinh nghiệm quản lý họat động chuyển giá các nước trên thế giới 10.
    2.1.1.Sơ lược hoạt động chuyển giá trên thế giới 10
    2.1.2. Kinh nghiệm quản lý các nước trên thế giới 10
    2.2.Hoạt động chuyển giá ở Việt Nam và sự kiểm soát của chính phủ. 13
    2.2.1.Sự xâm nhập và họat động của các MNC tại Việt Nam. 13
    2.2.2. Sự tồn tại hoạt động chuyển giá ở Việt Nam 14
    2.2.2.1. Hình thức chuyển giá 14
    2.2.2.2.Cơ sở tồn tại hoạt động chuyển giá ở Việt Nam 14
    2.2.3. Kiểm soát hoạt động chuyển giá ở Việt Nam. 16
    2.2.3.1. Một số phát hiện chuyển giá ở Việt Nam 16
    2.2.3.2. Sự ra đời và phát triển hệ thống văn bản pháp quy có liên quan. 17
    2.2.3.3. Các vấn đề quan trọng trong quy định về hoạt động chuyển giá hiện hành tại Việt Nam 17
    2.3. Ứng dụng thông tư 117 xem xét sự tồn tại của hoạt động chuyển giá ở công ty cổ phần
    Thực phẩm Quốc Tế Interfood. 19
    2.3.1. Đặc điểm công ty Thực Phẩm Interfood. 19
    2.3.2.Khả năng tiềm tàng về tồn tại hoạt động chuyển giá ở Interfood. 20
    2.3.2.1.Mức thuế suất. 20
    2.3.2.2. Các mối quan hệ liên kết. 21
    2.3.3.Ứng dụng thông tư 117 xem xét họat động chuyển giá tại Công Ty Cổ Phần
    thực phẩm Quốc Tế Interfood. 23
    PHẦN 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VẤN ĐỀ CHỐNG CHUYỂN GIÁ 28
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...