Tiểu Luận Hoạt động chứng minh trong giai đoạn truy tố

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong tố tụng hình sự, chứng cứ là một trong những vấn đề quan trọng vừa mang tính lý luận phức tạp, vừa mang tính thực tiễn cao. Chứng cứ là phương tiện để Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án xác định sự thật khách quan của vụ án, “chứng cứ là phương tiện để xác định chân lí, chứng cứ không tạo ra chân lí, không biến chân lí thành phi lí hay ngược lại, bởi vì chân lí hay phi lí là ở chỗ sự việc có phù hợp với thực tế khách quan hay không”. Quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên ở giai đoạn nào thì các chủ thể cũng phải sử dụng những phương tiện để làm rõ các vấn đề cần chứng minh. Chứng minh tội phạm là quá trình nhận thức về sự kiện phạm tội đã xảy ra trong quá khứ, thông qua việc nghiên cứu những thông tin về sự kiện đó được để lại trong thế giới vật chất và trong ý thức của những người biết sự kiện này. Xét về nội dung, quá trình chứng minh tội phạm được hợp các giai đoạn có tính chất khác nhau gồm: Thu thập chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ và sử dụng chứng cứ. Xuất phát từ nhiệm vụ các giai đoạn tố tụng cũng như địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể mà hoạt động chứng minh ở mỗi giai đoạn cũng có sự khác nhau về nhiều điểm như về chủ thể chứng minh, về đối tượng chứng minh, về biện pháp chứng minh, phạm vi chứng minh Cũng như các giai đoạn điều tra và xét xử, hoạt động chứng minh trong giai đoạn truy tố có vai trò rất quan trọng, là cơ sở đảm bảo cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy việc tìm hiểu hoạt động chứng minh trong giai đoạn truy tố là rất cần thiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...