Chuyên Đề Hoạt động chống tham nhũng ở một số nước và kiến nghị một số biện pháp chống tham nhũng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1.1. Châu Phi

    Đây bị coi là châu lục đói nghèo và chậm phát triển nhất thế giới, nhưng ngày nay, trước xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu các quốc gia châu Phi đã có những bước đi tích cực để phát triển mọi mặt chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội. Trong đó vấn đề chống tham nhũng được đặt ra là một trong những vấn đề cần giải quyết trước tiên, nhiều quốc gia đang tấn công vào những gốc rễ cơ bản của tham nhũng. Những cuộc hội thảo chống tham nhũng lớn đã được tổ chức tại Ethiopia, Mozambique, Ghana. Các cuộc hội thảo này đã tạo diễn đàn cho các nhà lãnh đạo châu Phi phát triển những chiến lược sáng tạo để chống tham nhũng, trao đổi thông tin với các nước khác trên thế giới và thông báo cho cộng đồng quốc tế về những bước đi mà họ cần tiến hành để giảm tham nhũng. Song song với những sáng kiến toàn châu Phi này, một vài nước châu Phi riêng lẻ đã chuyển từ những lời lẽ hoa mỹ sang bài trù tham nhũng thực sự trong hành động. Tại Botrwana, Ban Giám đốc về tham nhũng và tội phạm kinh tế là một mẫu hình cho các thiết chế chống tham nhũng, với hơn 4200 trường hợp tham nhũng được giải quyết. Kể từ năm 1994, tại Uganda, Hiến pháp đã thiết lập một Văn phòng Tổng thanh tra, có quyền lực rộng lớn và cụ thể giải quyết tham nhũng và có nhiệm vụ trình báo cáo định kỳ lên quốc hội.

    1.2. Mỹ
    Mặc dù là quốc gia có nền kinh tế phát triển hùng mạnh nhất nhưng "Chống tham nhũng" luôn là một ưu tiên trong chương trình phát triển của nước Mỹ. Cơ quan chủ chốt của Chính phủ trong nỗ lực này là Tổ chức phát triển quốc tế của Mỹ (USIAD) đã tiến hành một số hoạt động chính sau:
    - Nâng cao nhận thức về cái giá phải trả cho tham nhũng. Những nỗ lực nâng cao nhận thức về giá của tham nhũng và huy động ý chí chính trị để chống lại nó là những thành tố trung tâm trong chương trình hoạt động của USIAD. USIAD ủng hộ những nỗ lực nhằm công khai hoá thủ tục và quyền lợi, cổ vũ cho các tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng, thúc đẩy hoạt động giám sát của công dân, hỗ trợ đào tạo nghề điều tra báo chí, thúc đẩy nỗ lực tư nhân chống tham nhũng.
    - Thúc đẩy khả năng điều hành tốt, USIAD làm việc để thúc đẩy tính minh bạch và giám sát chính phủ thông qua các hoạt động như hệ thống quản lý tài chính liên kết và đào tạo, trợ giúp kỹ thuật cho các tổ chức kiểm toán và các cơ quan chống tham nhũng.
    - Tăng cường ngành Tư pháp: Các chương trình của USIAD hỗ trợ soạn thảo những bộ luật mới về hình sự và chống tham nhũng, đào tạo các công tố viên và chánh án, hoàn thiện cơ chế hành chính của Toà án để ngăn chặn can thiệp vào hồ sơ và giảm chậm trễ trong việc đem ra xét xử các vụ án.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...