Luận Văn Hoạt động cho vay tiêu dùng tại sacombank - chi nhánh sài gòn

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 24/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên từ xưa tới nay các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm đến giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có đủ khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn.

    Từ thực tế đó cho thấy, khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao, cuộc sống ngày nay không chỉ bó hẹp trong “ ăn no, mặc ấm” mà đã chuyển dần sang “ ăn ngon, mặc đẹp” và cũng còn biết bao nhu cầu khác cần được đáp ứng. Giờ đây, tâm lý người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Đáp ứng lòng mong mỏi của người dân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng. Một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình.

    Sau một thời gian thực tâp, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (NH TMCP SGTT) – Chi nhánh Sài Gòn – PGD Cống Quỳnh, em nhận thấy NH đã có sự quan tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) nhưng đây vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của NH. Chính vì vậy, em đã chọn “ Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn có thể góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm giúp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động CVTD của NH.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Nghiên cứu sự cần thiết khách quan của việc mở rộng hoạt động CVTD ở NH TMCP Sài Gòn Thương Tín nói riêng và ở toàn bộ các ngân hàng khác trên thị trường tài chính VN nói chung nhằm góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện hơn những sản phẩm tín dụng cung cấp cho người tiêu dùng, giúp đáp ứng được các nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

    Nghiên cứu thực trạng, rút ra được những kinh nghiệm, nguyên nhân, hạn chế đối với CVTD của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất giảipháp hướng tới sự toàn diện hơn trong sự phát triển CVTD, đẩy mạnh hiệu quả CVTD nhằm mở rộng ngày càng lớn quy mô, chất lượng các khoản vay tiêu dùng tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn.

    3. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp thống kê: Thống kê tất cả các số liệu tài chính, số liệu về dư nợ liên quan tới hoạt động CVTD tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn năm 2010 đến năm 2012.
    - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu tài chính về hoạt động CVTD tại Sacombank- Chi nhánh Sài Gòn giai đoạn 2010 – 2012 sau đó tiến hành phân loại và sắp xếp số liệu.
    - Phương pháp nghiên cứu chuyên gia: Tham khảo ý kiến giảng viên hướng dẫn và các chuyên viên khách hàng ( CV.KH) cá nhân tại NH Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn.

    4. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, từ đó đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm góp phần cải thiện hơn hoạy động CVTD của NH trong những năm tới.

    5. Kết cấu nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của khóa luận được trình bày thành bốn chương:

    ã CHƯƠNG 1: Lý luận tổng quan về cho vay tiêu dùng
    ã CHƯƠNG 2: Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Sài Gòn
    ã CHƯƠNG 3: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
    ã CHƯƠNG 4: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

    MỤC LỤC


    Contents
    LỜI CÁM ƠN 2
    NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 3
    NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 4
    MỤC LỤC 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ 7
    KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT 9
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK)-CHI NHÁNH SÀI GÒN 1
    1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank) 1
    1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 1
    1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank trong các năm gần đây 1
    1.1.3 Những lợi thế, cơ hội và thách thức của Sacombank trong năm 2013 3
    1.2 Giới thiệu về Sacombank –Chi nhánh Sài Gòn 3
    1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 3
    1.2.2 Cơ cấu tổ chức 3
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-CHI NHÁNH SÀI GÒN 5
    2.1. Các nguyên tắc trong hoạt động CVTD tại Sacombank 5
    2.2. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng 5
    2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Sacombank 11
    2.3.1 Sơ đồ quy trình 11
    2.3.2 Diễn giải sơ đồ 13
    2.4. Phân tích tình hình hoạt động CVTD tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn 16
    2.4.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn 16
    2.4.2. Thực trạng hoạt động CVTD tại Sacombank- Chi nhánh Sài Gòn 24
    CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN. 33
    3.1. Đánh giá chất lượng CVTD tại Sacombank-Chi nhánh Sài Gòn 33
    3.1.1. Về mặt ưu điểm: 33
    3.1.2. Về mặt nhược điểm: 33
    3.1.3. Nguyên nhân: 34
    3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động CVTD tại Sacombank 36
    3.2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 36
    3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng tiêu dùng và đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tín chấp 36
    3.2.3. Đa dạng hóa các hình thức cho vay và đối tượng đầu tư nhằm phân tán rủi ro. 36
    3.2.4. Giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 36
    3.2.5. Hoàn thiện và thực hiện chặt chẽ qui trình cho vay 36
    3.2.6. Đánh giá tài sản đảm bảo một cách khoa học chính xác. 36
    3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong ngân hàng. 36
    3.3. Một số kiến nghị 36
    KẾT LUẬN 37
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...