Luận Văn Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    I.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.Khái niệm Ngân hàng thương mại :
    Ngân hàng thương mại là loại hình Tổ chức Tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
    2. Chức năng của Ngân hàng thương mại:
    Ngân hàng thương mại có các chức năng chủ yếu sau:
    2.1 Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian :
    Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính khi ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần vay tiền hoặc làm môi giới cho người đầu tư.
    Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại thực sự là một “ cầu nối” giữa những người có tiền muốn cho vay hoặc muốn gửi ở ngân hàng với những người thiếu vốn cần vay. Ở đây ngân hàng thương mại vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Ngân hàng thương mại góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả 3 bên trong quan hệ : Người gửi tiền, ngân hàng và người vay. Thông qua chức năng này, ngân hàng thương mại thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
    2.2 Ngân hàng thương mại vừa là thủ quỹ vừa là trung gian thanh toán của khách hàng :
    Trong quan hệ kinh doanh thương mại, nếu khối lượng giao dịch lớn thì việc thanh toán sẽ gặp khó khăn và cần có một tổ chức đứng ra đảm nhiệm công việc này. Ngân hàng thương mại đã đứng ra thực hiện công việc đó nên nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nó tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, quan hệ này đã tạo ra những tác động tích cực đối với tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ thì ngân hàng đã trở thành thủ quỹ cho khách hàng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng tại ngân hàng. Việc thanh toán giữa các khách hàng được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của nguời này sang tài khoản của người khác thông nghiệp vụ kế toán ngân hàng.
    2.3 Ngân hàng thương mại với chức năng tạo tiền:
    Ngân hàng thương mại ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó còn tạo tiền khi phát tín dụng. Bút tệ hay tiền ghi sổ chỉ tạo ra khi phát tín dụng và thông qua tài khoản tại ngân hàng. Nó không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thê hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất bút tệ là tiền phi vật chất, ngoài những tính chất như tiền giấy là được sủ dụng trong thanh toán, qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền . mà còn có những ưu điểm hơn tiền giấy, đó là : an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh chóng, di chuyển dễ dàng, nó được sử dụng một cách phổ biến, điều này đã nói lên sức mua của đồng tiền ghi sổ hay bút tệ. Quá trình tạo tiền ghi sổ của ngân hàng được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng.
    2.4 Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách tiền tệ
    Hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự quản lí chặt chẽ của ngân hàng trung ương về các mặt. Đặc biệt, ngân hàng thương mại phải luôn luôn tuân theo các quyết định của ngân hàng trung ương về việc thực hiện chính sách tiền tệ, là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương .
    3. Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại
    3.1 Nghiệp vụ nguồn vốn :
    Ngân hàng thương mại sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Kết quả của nghiệp vụ nguồn vốn là tạo ra nguồn vốn đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế. Thành phần nguồn vốn gồm:
    a.Vốn điều lệ và các quỹ :
    Vốn điều lệ và các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn của ngân hàng, là nguồn vốn khởi đầu và được bổ sung trong quá trình hoạt động.
    b.Vốn huy động :
    Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng thương mại, được huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiều hình thức: tiền gửi không kì hạn của đơn vị, cá nhân; tiền gửi tiết kiệm không kì hạn hoặc có kì hạn; phát hành kì phiếu, trái phiếu; các khoản tiền gửi khác.
    c.Vốn đi vay:
    Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn , bao gồm:
    - Vốn vay trong nước: vay ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại khác.
    - Vốn vay Ngân hàng nước ngoài.
    d.Vốn tiếp nhận:
    Đây là các nguồn tiếp nhận từ các tổ chức tài chính ngân hàng, từ Ngân Sách Nhà nước . để tài trợ theo các chương trình, dự án về phát triển kinh tế xã hội, cải tạo môi sinh . theo đúng đối tượng và mục tiêu đã được xác định.
    e.Vốn khác:
    Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng ( đại lý, chuyển tiền, ., các dịch vụ ngân hàng ).
    3.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn :
    Nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại. Thành phần tài sản có ( Assets ) của ngân hàng gồm:
    a.Dự trữ ( Reserves ):
    Dự trữ là một bộ phận cần thiết và tất yếu đối với mọi Ngân hàng. Vấn đề bảo đam an toàn trong hoạt động ngân hàng nhằm giữ vững lòng tin của khách hàng là hết sức quan trọng. Muốn có được sự tin cậy từ phía khách hàng, trước hết phải đảm bảo khả năng thanh toán làm sao để đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy, các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn, không sử dụng nó để sẵn sàng cho nhu cầu thanh toán, phần vốn này gọi là dự trữ.
    Dự trữ bao gồm :dự trữ bắt buộc theo luật định mà ngân hàng thương mại phải gửi vào ngân hàng trung ương và các khoản tiền mà ngân hàng thương mại dự trữ để thanh toán ( tiền trong két ).
    b.Cấp tín dụng ( Credit ):
    Số nguồn vốn còn lại sau khi đã để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các đơn vị, tổ chức kinh tế. Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất đối với ngân hàng.
    c.Đầu tư:
    Đây là khoản mục mang lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng thương mại sau khoản mục cho vay. Ngân hàng đầu tư dưới các hình thức : hùn vốn, mua cổ phần, cổ phiếu, mua trái phiếu chính phủ .
    d.Tài sản có khác:
    Chủ yếu là tài sản cố định - cơ sở vật chất để tiến hành hoạt động ngân hàng. Ngoài ra còn có các khoản thuộc tài sản Có khác như : các khoản phải thu, các khoản khác .
    3.3 Các nghiệp vụ trung gian khác của ngân hàng :
    Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và có vị trí xứng đáng trong giai đoạn phá triển hiện nay của Ngân hàng Thương mại. Các hoạt động này gồm:
    - Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng ( chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán .)
    - Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ, chứng thư quan trọng của dân chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...