Luận Văn Hoạt động cho vay hộ gia đình của Ngân hàng Thương mại

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY & CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    I . NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ CHO VAY
    1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của ngân hàng Thương mại
    1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM):
    Theo Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) có hiệu lực thi hành ngày 1/10/1998 thì định nghĩa NHTM như sau: NHTM là loại TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. TCTD là doanh nghiệp được thành lập theo qui định của Luật này và qui định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán
    1.2. Đặcđiểm của NHTM
    -Đối với Ngân hàng, vốn và tiền vừa là phương tiện kinh doanh,vừa là đối tượng kinh doanh vừa là mục đích kinh doanh.
    -NHTM kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác.
    -Hoạt động của Ngân hàng liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau mà những đối tượng này lại kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
    -Các NHTM hoạt động trong một thể thống nhất tức là luôn dựa vào nhau để hoạt động , nhưng đồng thời cũng phải cạnh tranh với nhau và nếu xãy ra sự việc thì mang tính chất dây chuyền.
    -kinh doanh Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh chứa nhiều rủi ro không chỉ đa dạng về loại hình mà qui mô cũng rất lớn.
    1.3. Các chức năng của Ngân hàng Thương mại:
    a . Tạo tiền ghi sổ trong nền kinh tế :
    Ngân hàng Thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian giữa những nơi có nguồn tiền tạm thời thừa và những nơi thiếu đang có nhu cầu về vốn, với mục đích đem lại lợi ích cho các bên : Người gửi tiền, Ngân hàng và người vay. Nhưng ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền đó, Ngân hàng Thương mại còn tạo tiền khi phát tín dụng. Khoản tín dụng đó do Ngân hàng tạo ra để cho vay, gọi là "bút tệ" hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay, người vay trả nợ Ngân hàng, tiền vay rút khỏi lưu thông, quay trở lại Ngân hàng, tiền bị hủy bỏ.
    Thực chất "bút tệ" là tiền phi vật chất, nó chỉ tạo ra khi phát tín dụng và thông qua tài khoản ngân hàng, nhưng nó cũng có tính chất như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán của ngân hàng và có ưu điểm an toàn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng.

    b. Trung gian tài chính :
    Ngân hàng Thương mại thực hiện chức năng trung gian tài chính khi Ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần vay tiền hoặc làm môi giới cho người đầu tư. Điều này có thể được khái quát hóa qua sơ đồ sau :
    [​IMG]

    Nhận tiền gửi Cho vay
    uỷ thác đầu tư đầu tư

    c. Trung gian thanh toán :
    Ngân hàng Thương mại sẽ cung cấp các phương tiện thanh toán mang tiện ích cao như : Thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu . nhằm tiết kiệm chi phí lưu thông và nâng cao khả năng tín dụng.
    Nhờ các phương tiện được thực hiện bởi các Ngân hàng Thương mại mà bản thân các thành phần kinh tế tiết kiệm được chi phí lao động, thời gian, lại an toàn khi sử dụng phương thức thanh toán.
    d. Trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế Quốc gia :
    Hệ thống Ngân hàng Thương mại luôn luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương về các mặt. Đặc biệt Ngân hàng Thương mại phải luôn luôn tuân thủ theo các Quyết Định của Ngân hàng Trung ương về thực hiện chính sách tiền tệ.
    - Để ổn định giá trị đồng tiền cả về mặt đối nội và đối ngoại, lượng tiền cung ứng cho lưu thông phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông.
    - Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các Ngân hàng Thương mại phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các Ngân hàng Thương mại cũng được sử dụng đúng mục đích , yêu cầu của nền kinh tế .
    - Tín dụng Ngân hàng Thương mại trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội của nhà nước.
    2. Các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng
    2.1.Nghiệp vụ nguồn vốn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...