Luận Văn Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng

    LỜI NÓI ĐẦU . 8


    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU


    GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG 12


    1.1 Lịch sử ra đòi của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá 12


    1.2. Khái niệm chung về chiết khấu giấy tờ có giá .14


    1.2.1. Khái niệm chung về giấy tờ có giá .14


    1.2.1.1. Định nghĩa giấy tờ có giá .14


    1.2.1.2. Các loai giấy tờ có giá 15


    1.2.2. Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá .17


    1.2.2.1. Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá theo phương diện lý luận .17


    1.2.2.2 Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá ở góc độ kinh tế 18


    1.2.2.3. Khái niệm chiết khấu giấy tờ có giá ở góc độ pháp lý .21


    1.3. Đặc điểm của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá .24


    1.3.1. về chủ thể: .! . 24


    1.3.2. về hình thức pháp lý: 25


    1.3.3. về trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá .26


    1.3.4. về giá bán giấy tờ có giá 26


    1.3.5. về quyền truy đòi của bên mua đối với bên bán 27


    1.4. Phân loại chiết khấu giấy tờ có giá .27


    1.4.1. Dựa vào tiêu chí thời hạn chiết khấu .28


    1.4.1.1 Chiết khấu dài hạn 28


    1.4.1.2. Chiết khấu ngắn hạn .28


    1.4.2. Dựa vào tiêu chí về khả năng được thanh toán của tổ chức tín dụng từ khách hàng đối với giấy tờ có giá đã chiết khấu .28


    1.4.2.1. Chiết khấu có quyền truy đòi: 28


    1.4.2.2.Chiết khấu miễn truy đòi: 29


    1.4.3. Dựa vào tiêu chí quyền mua lại giấy tờ có giá của khách hàng (bên


    chiết khấu). . 30


    1.4.3.1. Chiết khấu có thời hạn .30


    1.4.3.2. Chiết khấu vĩnh viễn (hay còn gọi là chiết khấu toàn bộ thời hạn


    còn lại của giấy tờ có giá) .31


    1.4.4. Dựa vào tiêu chí số lần chiết khấu đối với một giấy tờ có giá .31


    1.5. Lọi ích và rủi ro từ hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 32


    1.5.1. Lợi ích của chiết khấu giấy tờ có giá 32


    1.5.1.1. Đối với tổ chức tín dụng 32


    1.5.1.2. Đối với khách hàng 33


    1.5.1.3. Đối với nền kinh tế 34


    1.5.2. Rủi ro của chiết khấu giấy tờ có giá 34


    1.5.2.1 Rủi ro không thanh toán do giấy tờ có giá giả mạo 34


    1.5.2.2. Rủi ro do mất khả năng thanh toán .35

    1.6. Phân biệt hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá với hoạt động bao thanh


    toán của tổ chức tín dụng 35


    CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẨU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA TỘ CHỨC TÍN DỤNG 41


    2.1. Quy định pháp luật về nguyên tắc, chủ thể tham gia hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá .41


    2.1.1 .Nguyên tắc chiết khấu giấy tờ có giá .41


    2.1.2. Chủ thế tham gia giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá 42


    2.1.2.1. Bên chiết khấu - khách hàng . 43


    2.1.2.2 Bên nhận chiết khấu giấy tờ có giá - tổ chức tín dụng .50


    2.2. Quy định pháp luật về đối tượng và phương thức chiết khấu giấy tờ có giá . 58


    2.2.1. Đối tượng chiết khấu: .58


    2.2.1.1. Công cụ chuyển nhượng: .58


    2.2.1.2. Các loại giấy tờ có giá khác .60


    2.2.2. Quy định pháp luật về phương thức giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá 62


    2.2.2.1. Phương thức chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá


    - chiết khấu vĩnh viễn .62


    2.2.2.2. Phương thức chiết khấu có thời hạn .63


    2.3. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá 65


    2.4. Quy định của pháp luật về giá, lãi suất và mức chiết khấu giấy tờ có


    giá 67


    2.4.1. Giá và lãi suất chiết khấu 67


    2.4.2. Mức chiết khấu giấy tờ có giá đối với một khách hàng .69


    2.4.2.1 Đối với công cụ chuyển nhượng .69


    2A.2.2 Đối với giấy tờ có giá khác . 70


    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIA CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN 73


    3.1. Nhận xét chung về định hưởng phát triển hoạt động chiết khấu giấy tờ


    có giá của tổ chức tín dụng trong thời gian tói .73


    3.2. Nhận xét và đề xuất hoàn thiện những quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng 75


    3.2.1. về chủ thể là bên chiết khấu (khách hàng) trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá 75


    3.2.1.1. Nhận xét 75


    3.2.1.2. Đề xuất 76


    3.2.2. về điều kiện giấy tờ có giá được nhận chiết khấu .77


    3.2.2.1. Nhận xét 77


    3.2.2.2.Đế xuất: . 77


    3.2.3. về đồng tiền chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành 78


    3.2.3.1.Nhạn xét. 78


    3.2.5. về thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá 80


    3.2.5.1.Nhận xét .80


    3.2.5.2. Đề xuất 81

    3.2.6.2. Đề xuất 82


    3.2.7. về quyền truy đòi: 82


    3.2.7.1. Nhận xét 83


    3.2.7.2. Đề xuất 83


    3.2.8. về chế độ hạch toán kế toán, báo cáo thống kê .83


    3.2.9. về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chiết khấu giấy tờ có


    giá 84


    3.2.9.1. Nhận xét 84


    3.2.9.2. Đề xuất . 84


    3.2.10. về văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với khách hàng 85


    3.2.10.1. Nhận xét 85


    3.2.10.2 Đề xuất .86


    KẾT LUẬN 88

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài:


    Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại tài sản tài chính, là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của một nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Trong một nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu về vốn và một bên là có khả năng về vốn. Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai trạng thái trái ngược này sẽ được thực hiện thông qua hoạt động của ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Và cũng chính sự phát triển của hệ thống trung gian tài chính bao gồm ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng với hoạt động của nó sẽ là điều kiện quan trọng để phát triển thị trường tài chính.


    Lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng là một bộ phận không thể thiếu, luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và phát triển của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường. Thông qua hoạt động ngân hàng, xã hội sẽ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của mình để sản xuất củi cải vật chất phục vụ đời sống con người. Bản thân hoạt động này luôn tiềm ẩn những rủi ro, đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng, Nhà nước luôn có những ưu đãi và đảm bảo cho các tổ chức tín dụng được giảm thiểu rủi ro và cân bằng vốn lưu động, nâng cao khả năng thanh toán. Để đáp ứng những vấn đề trên, thì các hoạt động liên quan đến quan hệ cấp tín dụng như cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán . và có cả chiết khấu giấy tờ có giá, sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất được sử dụng đến, để kịp thời giải quyết những tiềm ẩn rủi ro mà tổ chức tín dụng gặp phải trong quá trình thực hiện chức năng, hoạt động của mình.


    Pháp luật hiện hành quy định việc chiết khấu giấy tờ có giá không chỉ riêng có Ngân hàng Nhà nước, mà các tổ chức tín dụng cũng được phép thực hiện nghiệp vụ này. Tuy là một nghiệp vụ còn tương đối mới mẻ đối với các tổ chức tín dụng và khách hàng nhưng vai trò của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá ngày một được thể hiện rõ nét. Bản thân chiết khấu giấy tờ có giá là một nghiệp vụ có quy trình đơn giản nhanh chóng, đồng thời hạn chế những rủi ro cho các bên khi tham gia. Mang lại tính thanh khoản cao cho giấy tờ có giá được chiết khấu và qua đó góp phần mang lại quyền lợi cho khách hàng (bên chiết khấu) từ việc đáp ứng một cách hiệu quả, kịp thời nhu cầu về vốn thông qua việc biến những khoản nợ trên giấy thành tiền trước thời hạn thanh toán từ tổ chức phát hành. Hơn nữa, sự cung ứng vốn trong hoạt động chiết khấu sẽ tạo ra nguồn tiền gửi - một nguồn vốn mới để tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, đây chính là lý do mà các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng rất chú trọng thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá hơn so với các hình thức cấp tín dụng khác. Đồng thời, đối với tổ chức tín dụng (bên nhận chiết khấu), cũng nhận được những lợi ích rõ rệt khi thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng này. Ngoài những khoản lợi tức cỏ được, thì lợi ích khác mà bên nhận chiết khấu có thể có được là việc họ sử dụng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá như một hình thức lưu hoạt hóa nguồn vốn kinh doanh của mình. Như vậy, không thế phủ nhận với những lợi ích mà chiết khấu giấy tờ có giá mang lại cho các bên khi tham gia vào hoạt động này.


    Chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng là một hoạt động còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam nhưng với những tiện ích mà hình thức tín dụng này mang lại thì không thể phủ nhận. Thiết nghĩ, cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa từ mọi phía đặc biệt là từ phương diện pháp lý, để hoạt động này sớm khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong lĩnh vực tài chính - tín dụng. Nhận thức được tầm quan trọng của chiết khấu giấy tờ có giá đối với cả thị trường tài chính nói chung và trong lĩnh vực tài chính - tín dụng nói riêng, đã mang đến lý do để người viết chọn đề tài “Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:


    Đề tài “Hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng” được viết với mục tiêu:


    - Thứ nhất, giúp người viết có thể hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.


    - Thứ hai, từ việc tìm tòi, nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành, người viết đưa ra những nhận xét và đồng thời đó là những đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của hoạt động này trong thời gian tới.


    3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:

    Trên cương vị là một chủ thể trong quan hệ giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá thì hoạt động này của tổ chức tín dụng không chỉ được thực hiện đối với bên chủ thể khách hàng là những tổ chức, cá nhân dưới hình thức là một nghiệp vụ cấp tín dụng nhằm mục đích lợi nhuận. Mà bên cạnh đó, tổ chức tín dụng còn đóng vai trò là một chủ thể trong giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá với Ngân hàng Nhà nước, quan hệ này được thực hiện nhằm mục đích tái cấp vốn cho các tổ chức túi dụng, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và ổn định vĩ mô nền kinh tế.


    Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, người viết chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là những tổ chức, cá nhân trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành có liên quan điều chỉnh về hoạt động này. Bao gồm các vấn đề về: lịch sử ra đời của hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, khái niệm chung về giấy tờ có giá, khái niệm và đặc điểm chiết khấu giấy tờ có giá, phân loại chiết khấu giấy tờ có giá, lợi ích và rủi ro khi tham gia vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá; tìm hiểu quy định của pháp luật về nguyên tắc, chủ thể tham gia vào hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá, về đối tượng, phương thức, thủ tục chiết khấu giấy tờ có giá, về giá, lãi suất và mức chiết khấu giấy tờ có giá, phân biệt chiết khấu giấy tờ có giá với hoạt động bao thanh toán của tổ chức túi dụng; nhận xét quy định pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng và đưa ra một số định hoàn thiện.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:


    Trong đề tài nghiên cứu của mình, người viết sử dụng phương pháp phân tích luật viết kết hợp với so sánh, đối chiếu, tổng hợp để tìm hiểu, phân tích quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng, người viết có những nhận xét trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện.


    5. Bố cục đề tài:


    Bố cục đề tài được chia làm 3 chương:


    - Chương 1: Giới thiệu chung về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.


    - Chương 2: Quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng.


    - Chương 3: Nhận xét quy định của pháp luật về hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng và một số định hướng hoàn thiện.

    Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng nhận thấy những hạn chế về mặt kiến thức nên trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu không tránh được những sai lầm, thiếu sót. Người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báo từ quý thày cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...