Luận Văn Hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHCSXH VÀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH 4


    1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI .4


    1.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Chính sách xã hội 4


    1.1.2. Khái niệm về Ngân hàng Chính sách xã hội .6


    1.1.3. Đặc điểm của Ngân hàng Chính sách xã hội 7


    1.1.4. So sánh Ngân hàng Chính sách xã hội vói Ngân hàng Thương mại 9


    1.2. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH 11


    1.2.1. Giới thiệu các hoạt động chung của Ngân hàng Chính sách xã hội 11


    1.2.1.1 Hoạt động huy động vốn của NHCSXH .11


    1.2.1.2. Giới thiệu hoạt động cấp tín dụng của NHCSXH 13


    1.2.1.3. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ .16


    1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH 17


    1.2.2.1. Khái niệm hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội 17


    1.2.2.2. Quá trình phát triển của hoạt động cấp tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội .18

    KẾT LUẬN CHƯƠNG I
    CHƯƠNG 2 20


    2.1.QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÈ THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 20


    2.1.1. Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản .20


    2.1.1.1.Chính phủ 20


    2.1.1.2. Thủ tướng Chính phủ .21


    2.1.2.3. Các Bộ có liên quan 22


    2.1.2. Thẩm quyền của các cơ quan thực hiện và phối hợp thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho học sinh sinh viên của NHCSXH .24


    2.1.2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 24


    2.1.2.2. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam .25


    2.1.2.3. Các hội ban ngành đoàn thể có liên quan 25


    2.2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HỌC SINH SINH VIÊN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 27


    2.2.1. Quy định pháp luật về điều kiện để học sinh sinh viên được Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tín dụng (cho vay) 27


    2.2.1.1. Những điều kiện chung 28


    2.2.1.2. Các điều kiện cụ thể .29


    2.2.2. Qui định pháp luật về thủ tục cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội 32


    2.2.2.1. Cấp tín dụng cho HSSV dưới hình thức thông qua hộ gia đình .33


    2.2.22. Cấp tín dụng cho HSSV dưới hình thức vay vốn trực tiếp .35


    2.2.2.3. Thủ tục bổ sung khi cấp tín dụng cho HSSV trong trường hợp đặc biệt .36


    2.3.3. Quy định pháp luật về thủ tục giải ngân cho HSSV .40


    2.3.3.1. Thủ tục giải ngân các chương trình tín dụng bằng tiền mặt .41


    2.3.3.2. Thủ tục giải ngân qua thẻ .42


    2.3.4. Quy định pháp luật về vốn vay và lãi suất cho vay trong hoạt động


    cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH 44


    2.3.4.1. Quy định pháp luật về mức Yốn cho vay 44


    2.3.4.2. Quy định pháp luật về lãi suất cho vay 45


    2.3.5. Quy định pháp luật về việc trả nợ vay trong chương trình tín dụng HSSV của NHCSXH 46


    2.3.5.1. Quy định pháp luật về thời hạn cho vay trong hoạt động cấp tín dụng


    cho HSSV của NHCSXH 46


    2.3.5.2. Quy định pháp luật về việc gia hạn nợ trong hoạt động cấp tín dụng


    cho HSSV của NHCSXH 49


    2.3.5.3. Quy định pháp luật về rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng


    cho HSSV của NHCSXH 49


    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 53


    CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT .54


    3.1. NHẬN XÉT THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH 54


    3.1.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động cấp tín dụng cho học sinh sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội 54


    3.1.1.1. Thực tiễn hoạt động cấp tín dụng cho HSSV củaNHCSXH .54


    3.1.1.2. Đánh giá về mặt kinh tế-xã hội của hoạt động cấp tín dụng cho HSSV


    của NHCSXH 55


    3.1.1.3. Phân tích nguyên nhân có được những thành tựu trong hoạt động cấp


    tín dụng cho HSSV của NHCSXH 57


    3.1.1.3.1. Do sự chỉ đạo, phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan, tổ chức có liên quan 57


    3.1.1.3. 2. về phía Ngân hàng Chính sách xã hội .59


    3.1.1.3.3. về việc mở rộng đối tượng, phương thức cấp tín dụng 61


    3.1.2. Những tồn tại trong hoạt động cấp tín dụng cho học sinh sinh viên


    của Ngân hàng Chính sách xã hội 62


    3.1.2.1. Tồn tại trong công tác quản lý tổ chức và thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH .62


    3.1.2.2. Khó khăn về nội dung hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH 64


    3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VIỆC CẤP TÍN DỤNG CHO HSSV CỦA NHCSXH .67


    3.2.1. Định hướng trong công tác quản lý tổ chức và thực hiện hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH 67


    3.2.2. Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH .68


    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71


    KẾT LUẬN CHUNG 72


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    So với những năm đầu thời kỳ đổi mới thì hiện nay nước ta đã và đang trên đà hội nhập nền kinh tế thế giới, kinh tế trong nước từng bước phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, toàn cục xã hội đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên, để có thể thực hiện tốt những nhiệm vụ những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong thời gian tới đòi hỏi Việt Nam cần có một đội ngũ lao động có tri thức, có trình độ tay nghề phục vụ nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy trong những năm qua công tác chăm lo cho giáo dục, chăm lo đào tạo nghề luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, và nó luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nước và Chính phủ ta. Hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH đã nói lên phần nào công tác chăm lo ấy. Với mong muốn hoạt động này sẽ trở thành điểm tựa vững chắc cho những HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục con đường học vấn, thực hiện những khát khao hoài bão của bản thân góp phần chăm lo cho công cuộc xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp. Hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH không phải là một vấn đề mới trong pháp luật ngân hàng Việt Nam vì nó gắn liền với sự ra đời của NHCSXH nhưng hoạt động này chỉ được đông đảo quần chúng nhân dân biết đến với sự ra đời của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên và sau đó là rất nhiều các văn bản hướng dẫn thực hiện. Tuy vậy, trên thực tế việc áp dụng các quy định pháp luật của hoạt động này vẫn còn nhiều trở ngại dẫn đến hiệu quả mang lại chưa thực sự thuyết phục nên việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH đang là một vấn đề được xã hội quan tâm và chú ý. Chính vì thế tác giả quyết định chọn đề tài “hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội” làm đề tài luận vãn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục tiêu của việc nghiên cứu


    Mục tiêu của việc nghiên cứu luận vãn là nhằm làm sáng tỏ một số lí luận về hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH như: khái niệm về NHCSXH, mục tiêu hoạt động của NHCSXH, khái niệm và những quy định pháp luật về trình tự, thủ tục của hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH, ý nghĩa của hoạt động, xem xét phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động này và đánh giá tình hình thực tiễn từ khi Quyết định 157 có hiệu lực tới hiện nay, rút ra những mặt tích cực của kết quả đạt được, tồn tại những bất cập cần phải khắc phục.


    Thông qua đó, tác giả đề xuất một số định hướng để hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động cấp tín dụng đối với HSSV của NHCSXH.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Phạm vi luận văn nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong hoạt động cấp tín dụng cho HSSV của NHCSXH như công tác quản lý, tổ chức và thực hiện trên cơ sở áp dụng các quy định pháp luật từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Trong quá trình nghiên cứu người viết đã sử dụng các phương pháp: nghiên cứu trên tài liệu, sách vở; phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết; phương pháp sưu tầm số liệu thực tế và phương pháp tổng hợp các thông tin từ các bài viết, các vãn bản pháp luật có liên quan, một số sách, các công trình nghiên cứu có giá trị và pháp lí chuyên ngành.


    5. Kết cấu của luận văn.


    Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm 3 chương:


    Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của NHCSXH.


    Chương 2: Các quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.


    Chương 3: Thực tiễn hoạt động cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội và một số định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật.


    Đề tài nghiên cứu về “hoạt động cấp tín dụng cho HSSV cuả NHCSXH” là vấn đề khá phức tạp, nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức sâu rộng cả về lí luận và thực tiễn về pháp luật ngân hàng. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi tác giả phải biết nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, những tồn tại và vướng mắc còn gặp phải, để từ đó đề xuất giải pháp giải quyết. Là một sinh viên năm cuối, lần đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoa học mà thời gian nghiên cứu còn hạn chế cũng như vốn kiến thức hiểu biết có giới hạn. Vì vậy, có những thiếu sót, khiếm khuyết hay sai lầm trong đề tài nghiên cứu này là điều không thể tránh khỏi. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến đánh giá, phê bình của thầy cô và các bạn sinh viên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...