Luận Văn Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Lý luận và thực tiễn

    LỜI NÓI ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1 3


    KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CẮP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT


    (SAU ĐÂY GỌI LÀ GIẤY CHỨNG NHẬN) .3


    1.1. Khái quát Giấy chứng nhận 3


    1.1.1 Khái niệm Giấy chứng nhận .3


    1.1.2 Mẫu Giấy chứng nhận 4


    1.2.3 Vai trò của Giấy chứng nhận 5


    1.2 Thể hiện nội dung trên Giấy chứng nhận 5


    1.2.1 Thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền


    với đất tại trang 1 của giấy chứng nhận 5


    1.2.2 Thể hiện thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại trang 2


    của Giấy chứng nhận 7


    1.2.3 Thể hiện thông tin sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản gắn liền với


    đất tại trang 3 trên Giấy chứng nhận 16


    1.2.4 Xác nhận thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận tại trang 4 của


    Giấy chứng nhận .17


    1.3 Hoạt động cấp Giấy chứng nhận 20


    1.3.1 Khái quát tình hình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền


    sở hữu tài sản trên đất từ khi có Luật Đất đai năm 1987 đến nay .20


    1.3.2 Hoạt động cấp Giấy chứng nhận 23


    CHƯƠNG 2 . 24


    CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU


    NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (SAU ĐÂY GỌI LÀ


    GIẤY CHỨNG NHẬN) 24


    2.1 Các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận 24


    2.1.1 Các trường hợp được chứng nhận quyền sử dụng đất .24


    2.1.1.1 Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho đối tượng được Nhà nước giao đất,


    cho thuê đất .25


    2.1.1.2 Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho các đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác .31


    2.1.1.3 Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất trong khu


    chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao 35


    2.1.1.4 Nhà nước cấp Giấy chứng nhận cho đối tượng hợp thức hóa quyền


    sử dụng đất 39


    2.1.2 Các trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 48


    2.1.2.1 Các trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở 49


    2.1.2.2 Các trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác gắn


    liền với đất 52


    2.2 Hồ sơ và trình tự cấp Giấy chứng nhận .56


    2.2.1 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận .56


    2.2.2 Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu


    nhả ở tại Việt Nam .57


    2.2.3 Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự


    án đàu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài .62


    2.3 Đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận 66


    CHƯƠNG 3 . 69


    THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CẮP (GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN


    SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT (SAU ĐÂY GỌI LÀ GIẤY CHỨNG NHẬN) .69


    3.1 Tính ưu việt của Giấy chứng nhận .69


    3.2 Một vài bất cập trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận 72


    3.3 Một vài giải pháp khắc phục những vấn đề bất cập trong hoạt động cấp Giấy


    chứng nhận .74


    KÉT LUẬN 78

    LỜI NÓI ĐẦU


    Khi nói đến mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, trước hết cần phải thấy rằng, Nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai vừa với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân, thay mặt toàn dân thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai, vừa với tư cách là chủ thể của quyền lực công cộng thực hiện chức năng quản lý mọi lĩnh vực cần thiết của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo vệ lợi ích chung giống như bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Người sử dụng đất tham gia vào mối quan hệ này với tư cách là chủ thể được Nhà nước trao quyền trực tiếp khai thác, sử dụng đất đai bằng hình thức Nhà nước sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người có quyền sử dụng đất. Thông qua hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhà nước sẽ thống nhất việc quản lý đất đai đồng thời người sử dụng đất cũng có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ đối với quyền sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật. Chính vì vậy, hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình quản lý đất đai của Nhà nước. Lần đầu tiên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi nhận trong Luật Đất đai năm 1987, với mẫu giấy màu đỏ có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mẩu giấy chứng nhận này chỉ ghi nhận quyền sử dụng đất mà không ghi nhận tài sản trên đất. Trãi qua thời gian dài phát triển cùng với những lần thay đổi của Luật Đất đai (Luật Đất đai năm 1993 và Luật Đất đai năm 2003), mẫu Giấy chứng nhận cũng không ngừng thay đổi. Tính đến trước ngày 10 tháng 12 năm 2009, có bốn mẫu Giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo Luật Nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình theo Luật Xây dựng) cùng tồn tại. Song song với sự tồn tại quá nhiều mẫu giấy chứng nhận là hệ thống các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tương đương với từng mẫu giấy nhất định.


    Việc tồn tại quá nhiều mẫu Giấy chứng nhận, nhiều đầu mối cơ quan tiếp nhận đã gây nhiều phiền hà và mất thời gian cho nhân dân. Bên canh đó, việc quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai cũng có phần thiếu thống nhất. Vì thế yêu cầu đặt ra lúc bấy giờ là cần thống nhất một mẫu Giấy chửng nhận do một cơ quan đầu mối tiếp nhận là Bộ Tài nguyên và Môi trường rất cần thiết. Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ra đời đã giải quyết được vấn đề cấp thiết của xã hội liên quan đến mẫu Giấy chứng nhận. Do đây là Nghị đinh mới được ban hành lại có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội và được nhiều người dân quan tâm. Vì vậy, nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn pháp lý, từ đó rút ra những vấn đề thiết thực để góp phần đưa những quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP vào cuộc sống và giúp người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng của Giấy chứng nhận là lý do để người viết chọn đề tài “Hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vói đất - Lý luận và thực tiễn” cho Luận vãn tốt nghiệp của mình.


    Mục đích nghiên cứu


    Đe mọi người có cái nhìn khái quát hơn, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cũng như hiểu rõ hơn những quy định mới của pháp luật.


    Phạm vi nghiên cứu


    Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và được rất nhiều người dân quan tâm. Đặc biệt, những quy định điều chỉnh vấn đề này còn rất mới mẽ nên người viết chỉ tìm hiểu được những vấn đề lý luận mang tính cơ bản. Hơn nữa, do chưa qua thực tiễn công tác nên có nhiều vấn đề khó nắm bắt để hoàn thiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.


    Phương pháp nghiên cứu


    Bằng phương pháp thu thập những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó so sánh những quy định thực tiễn tồn tại trước đó với những quy định hiện hành để có thể rút ra ý nghĩa và những ưu, nhược điểm của vấn đề được quy định qua các thời kỳ. Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp phân tích luật viết để phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để giải quyết vần đề.


    Bố cục đề tài:


    Bố cục đề tài gồm có phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội dung được chia thành ba chương như sau:


    Chương 1: Khái quát chung về hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


    Chương 2: cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


    Chương 3: Thực trạng của hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.


    Do chưa qua thực tiễn công tác nên các vấn đề nghiên cứu cơ bản chỉ mang tính lý luận, phạm vi chỉ dừng lại để tìm hiểu một cách khái quát về hoạt động cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sàn khác gắn liền với đất trong lịch sử và hiện tại.








     

    Các file đính kèm:

Đang tải...