Tài liệu hoàng hậu cuối cùng của nước ta

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ai là hoàng hậu cuối cùng của nước ta?

    Cho biết về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của bà trong lịch sử nước ta?

    CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜICâu hỏi: Ai là hoàng hậu cuối cùng của nước ta? Cho biết về cuộc đời, sự nghiệp và đóng góp của bà trong lịch sử nước ta? Trả lời: Hoàng hậu Nam Phương tên thật là Nguyễn Hữu Thị Loan (1914 – 1963) là vợ vua Bảo Đại và là hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn và của chế độ phong kiến Việt Nam.
    Nguyễn Hữu Thị Loan vốn quê ở Gò Công tỉnh Tiền Giang ngày nay, là con của đại thần Nguyễn Hữu Hào và bà Lê Thị Bính. Sống trong gia đình theo đạo Thiên chúa, có quốc tịch Pháp nên Nguyễn Hữu Thị Loan còn có tên thánh là Marie Thérèse.
    Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Loan sang Pháp du học tại trường dòng nữ Couvent des Oiseaux danh tiếng của Paris. Tại trường ngoài việc học tập Nguyễn Hữu Thị Loan còn chơi thể thao, âm nhạc. Năm 1932 bà đậu tú tài. Nổi tiếng là người xinh đẹp cô gái trẻ xuân sắc xứ Gò Công này đã từng 3 năm liền đoạt giải Hoa hậu Đông Dương, một thành tích đáng nể hiếm ai bì kịp.
    Vẻ đẹp sắc nước hương trời cùng với lối cư xử hiện đại mang một chút văn hóa Pháp Âu bà đã chinh phục Bảo Đại ngay lần gặp gỡ đầu tiên tại buổi tiệc chiêu đãi ở khách sạn Palace năm 1934.
    Hôn lễ giữa ông vua xứ Nam và hoa hậu Đông Dương, tú tài trường dòng Couvent des Oiseaux đã được tổ chức ngay sau đó vào ngày 20.3.1934. Sự kiện này làm chấn động cả triều đình An Nam phong kiến nhà Nguyễn lúc bấy giờ bởi theo truyền thống hoàng hậu do Tôn nhân phủ, Hoàng Thái hậu chọn vợ cho vua, người vợ đó phải hội tụ đủ tất cả những đức tính truyền thống của phụ nữ Việt, hiểu nghi lễ triều đình, xuất thân đài các, danh giá. Còn Nguyễn Hữu thị Loan thì sao? Bà là người theo đạo thiên chúa, có quốc tịch Pháp, có lối sống Pháp, một sự khác biệt quá lớn, trái ngược hẳn chỉ tiêu của triều đình nhà Nguyễn tôn trọng lễ nghi truyền thống và theo đạo Nho, xem nhẹ Thiên chúa giáo, thậm chí là có ác cảm.
    Thế nhưng vua Bảo Đại đã vượt qua tất cả những lễ nghi phong kiến ràng buộc nghìn đời nay đã lấy bà bởi sức hấp dẫn từ người con gái này, lại ưu ái thực hiện tất cả những yêu cầu Nguyễn Hữu Thị Loan đưa ra như: tấn phong làm Hoàng hậu ngay trong ngày cưới, một biệt lệ bởi từ đời vua Minh Mạng đặt lệ Tứ bất vợ chính của vua chỉ được phong Hoàng hậu khi đã mất. Lại cho bà được phép giữ nguyên tôn giáo của mình, thậm chí sẵn sàng xin phép tòa thánh La Mã rồi mới làm lễ cưới, cho bà được dùng màu vàng là màu chỉ dành cho vua.
    Những điểm trên là sự ưu ái chưa từng có từ trước tới thời điểm Bảo Đại, đủ thấy sức hút của bà đối với vị vua trẻ như thế nào. Đồng thời cái tên Nam phương hoàng hậu do Bảo Đại đặt cũng nói lên phần nào với ý nghĩa là Hương thơm phương Nam.
    Nhưng nếu chỉ vì sắc đẹp liệu vị Hoàng hậu cuối cùng của nhà Nguyễn, của chế độ phong kiến Việt Nam có lẫn vào vô vàn những bà hoàng hậu khác trong lịch sử không? Không chỉ có sắc, bà còn có công rất lớn với nước, với nhà không nhỏ, điều đó làm nên nét đẹp riêng, nét đặc biệt của bậc mẫu nghi thiên hạ này, khác hẳn với những bông hoa đẹp chỉ trưng trong tủ kính mà không tỏa hương. Còn hương thơm của bà thì tỏa mãi qua những việc ích nước lợi dân của mình.
    Đối với nhà Nguyễn: Là vị hoàng hậu trẻ khác tôn giáo, quốc tịch, văn hóa rõ ràng là một trở ngại cho hoàng hậu Nam phương trong cuộc sống cung đình. Nhưng bà nhanh chóng hòa nhập, đúng hơn là Nam phương hoàng hậu biết kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại.
    Trong cuộc sống với Bảo Đại bà có cùng vua 5 người con: thái tử Bảo Long, công chúa Phương Mai, công chúa Phương Liên, công chúa Phương Dung, hoàng tử Bảo Thắng, bà làm tròn trách nhiệm người mẹ, trực tiép chăm lo dạy dỗ các con nên người.
    Đối với hoàng tộc: Nam Phương hoàng hậu rất chu đáo lo cúng giỗ các Tiên đế, vấn an sức khỏe các Tiên cung, mẹ chồng. Cả sau này khi vua Bảo Đại không ở bên bà vẫn chăm sóc chu đáo bà mẹ chồng Từ cung của mình, vợ hiền dâu thảo chính là ở đó.
    Đồng thời Nam Phương hoàng hậu cũng là cầu nối dung hòa mối quan hệ giữa chức sắc người Pháp, quan lại theo dạo Thiên chúa với người hoàng tộc nhà Nguyễn theo đạo Nho giáo vốn xưa nay vẫn trong tình trạng “cơm chẳng lành, canh không ngọt”. Thậm chí năm 1934 bà làm một chuyện chưa từng có, thuyết phục được cả vua Bảo Đại cùng mình thăm Vatican.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...