Tài liệu Hoàng Diệu : Ngàn năm sáng ngời chính khí

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàng Diệu : Ngàn năm sáng ngời chính khí

    Kể từ năm 1867, cả miền Nam nước Việt đã hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1873, Pháp đưa quân đánh thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng thống quân vụ Bắc Kỳ Nguyễn Tri Phương thất trận phải tuẫn tiết. Ấy vậy mà triều đình nhà Nguyễn vẫn chưa đề ra được một sách lược nào khả dĩ để bảo vệ đất nước. Vua Tự Đức lúng túng, bất lực trước sự sống còn của đất nước và dân tộc. Nội bộ triều đình phân hóa sâu sắc, chia ra nhiều phái: Phái chủ hòa gồm những nhân vật chính yếu như: Trần Tiễn Thành, Nguyễn Bá Nghi, Lâm Duy Hiệp, Trương Quốc Dụng . ; Phái bão hòa làm tay sai cho Pháp gồm Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương . Phái chủ chiến đánh Pháp đến cùng gồm các quan đại thần: Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Thuyết, Ông Ích Khiêm, Hoàng Diệu . Thời điểm này trong hàng quan lại của triều đình và sĩ phu trong nước đã rộ lên phong trào mang tư tưởng canh tân đất nước. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản Pháp đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, cần mở rộng thuộc địa, thông qua chiến thuật, chiến lược chiếm đóng, cai trị. Chính phủ Pháp quyết tâm xâm chiếm cả Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia. Pháp đã lợi dụng tình hình chia rẽ trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn, chủ trương dùng vũ lực tiến đánh thành Hà Nội một lần nữa. Năm 1880, vua Tự Đức bổ nhiệm Hoàng Diệu làm Tổng đốc hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình.

    Hoàng Diệu còn có tên là Hoàng Kim Tích, tự Quang Viễn, hiệu là Tĩnh Trai. Ông sinh vào ngày 10 tháng 2 năm 1829 tại làng Xuân Đài, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Năm 1848, Hoàng Diệu đỗ cử nhân, năm 1853 đỗ Phó bảng. Ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước, , rồi được thăng chức Tri phủ huyện Tuy Viễn,tỉnh Bình Dịnh . Năm 1877, Hoàng Diệu được cử làm Tham tri Bộ Hình, Tham tri Bộ Lại, coi Viện Đô sát và được tham dự vào công việc Cơ mật viện. Ông cũng là người được triều đình cử giữ chức Phó toàn quyền đại thần để hiệp thương với sứ bộ Tây Ban Nha. Hoàng Diệu là người nổi tiếng công minh, thanh liêm và văn võ song toàn.

    Khi nhận chức Tổng đốc hai tỉnh Hà Nội và Ninh Bình, Hoàng Diệu đã thấy rõ vị thế trọng yếu của thành Hà Nội. Ông tự nêu trong sớ tâu lên Tự Đức: Thành Hà Nội như cuống họng của cả Bắc kỳ. Nếu một ngày tan tành như đất lở, thì các tỉnh miền Bắc lần lượt mất như ngói bung. Dự đoán thế nào Pháp cũng đánh thành Hà Nội, ngay khi trấn nhậm Hà Nội, Hoàng Diệu khẩn trương bắt tay vào việc đào hào, đắp lũy, tổ chức phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu. Ngày 26/03/1882, Đại tá Henry Rivière chỉ huy hơn 600 lính Pháp và 3 pháo hạm tiến quân theo đường sông Hồng để tiến đánh Hà Nội. 5 giờ sáng ngày 25/04/1882, Henry Rivière gởi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi phải triệt thoái quân đội, buộc quan quân phải tới dinh của hắn để trình diện. Hoàng Diệu tiếp tối hậu thư, phẫn uất trước thái độ ngang ngược của Pháp, ông liền phân công Án sát Tôn Thất Bá đi gặp quân Pháp để điều đình. Nhưng, đến 8 giờ 15 phút, Henry Rivière tấn công thành Hà Nội. Trước hỏa lực của quân cướp nước, Hoàng Diệu quyết liệt đối phó, ông chỉ huy quân sĩ chống cự ở phía Bắc. Trong khi ấy, Án sát Tôn Thất Bá chạy trốn và theo giặc Pháp. Khi đánh nhau, kho thuốc súng trong thành Hà Nội nổ. Bố chính Nguyễn Văn Tuyển, Đề đốc Lê Văn Trinh bỏ thành chạy. Thành vỡ. Một mình Hoàng Diệu vào hành cung thảo tờ di biểu gởi vua Tự Đức rồi đến trước võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử. Trong di biểu gởi vua Tự Đức và triều đình, Hoàng Diệu đã viết:

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...