Thạc Sĩ Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
    Tổ chức tín dụng (TCTD) là các trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy việc đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Tuy vậy, hoạt động của các TCTD luôn tiềm ẩn những rủi ro, trong thực tế hoạt động tín dụng của các TCTD Việt Nam trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn còn cao và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Có nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro, một trong những nguyên nhân chính là TCTD thiếu thông tin cần thiết về khách hàng vay, đặc biệt là thông tin xếp hạng doanh nghiệp. Do đó, việc có được những thông tin cần thiết về khách hàng vay có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động của các TCTD nói riêng và ngành Ngân hang nói chung.
    Thông tin về xếp hạng doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động của TCTD và các chủ thể kinh tế khác như: tạo thêm một kênh thông tin quan trọng cho ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong công tác hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ; một mặt giúp các TCTD lựa chọn những khách hàng tốt, có khả năng trả nợ, mặt khác thông qua định hạng khách hàng hiện có của mình để có những chính sách tín dụng hợp lý, như tăng dự phòng rủi ro hoặc tăng cường giám sát đối với những khoản vay có vấn đề; đồng thời, kết quả xếp hạng doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp nắm rõ được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn hàng; của chính doanh nghiệp đó để có những phương án sản xuất kinh doanh và đầu tư phù hợp. Vì thế, trên thế giới có nhiều cơ quan, tổ chức chuyên môn cung cấp thông tin về xếp hạng doanh nghiệp để phục vụ cho TCTD và các chủ thể khác trong nền kinh tế.
    Trung tâm Thông tin tín dụng (có tên tiếng Anh là Credit Information Centre - viết tắt là CIC) hoạt động với mục đích thu thập và cung cấp thông tin chuyên dùng phục vụ cho hệ thống ngân hàng và một số tổ chức kinh tế khác. Tính đến cuối năm 2007, kho dữ liệu CIC thu thập và lưu trữ thông tin của hơn 8,5 triệu khách hàng có quan hệ tín dụng với các TCTD, bao gồm khoảng 120.000 khách hàng là doanh nghiệp, từ đó đã tạo ra trên 30 sản phẩm thông tin tín dụng, trong đó có sản phẩm về xếp hạng doanh nghiệp để cung cấp cho các cơ quan Nhà nước; các TCTD và các tổ chức kinh tế khác khi có nhu cầu. Như vậy, sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp còn giúp cho danh mục sản phẩm cung cấp ra của CIC được phong phú và đa dạng nhằm hoàn thiện, uy tín hoạt động của CIC trong môi trường kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, việc xếp hạng doanh nghiệp là một nghiệp vụ mới, có thể nói CIC là một cơ quan đầu tiên tại Việt Nam xây dựng và thực hiện nghiệp vụ này, do đó còn nhiều hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh doanh của các TCTD và của các chủ thể kinh tế khác trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Xuất phát từ thực tế trên, đề tài: “Hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam” được chọn, nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống phương pháp cũng như xếp hạng doanh nghiệp trên phương diện lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với CIC.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Khái quát một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanh nghiệp của các tổ chức xếp hạng doanh nghiệp trong nước và trên thế giới.
    - Phân tích thực trạng về xếp hạng doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
    - Nghiên cứu thực tiễn chất lượng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC.
    - Trên cơ sở nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC ở giai đoạn trước mắt (2008-2015).
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Xếp hạng doanh nghiệp là một lĩnh vực rất rộng, bao hàm nhiều chủ thể nghiên cứu và phạm vi đối tượng khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, đề tài này giới hạn:
    - Đối tượng xếp hạng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tại Việt Nam, không áp dụng đối với loại thành phần kinh tế là cá nhân.
    - Chủ thể xếp hạng doanh nghiệp là Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2003 - 2008.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Xuất phát từ nhận thức về cơ sở lý luận của việc xếp hạng doanh nghiệp đối với hoạt động thông tin tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, tham khảo kinh nghiệm của các cơ quan thông tin tín dụng tại một số nước tiên tiến, kết hợp đánh giá thực trạng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tín dụng để đưa ra giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng trong hoạt động TTTD của CIC.
    Luận văn kết hợp một số phương pháp trong nghiên cứu khoa học là:
    - Phương pháp duy vật biện chứng;
    - Phương pháp duy vật lịch sử;
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống;
    - Phương pháp thống kê điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh và phối hợp dùng các bảng biểu, mô hình, sơ đồ để minh hoạ.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương như sau:
    - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về xếp hạng doanh nghiệp.
    - Chương 2: Thực trạng xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại Trung tâm Thông tin tín dụng, ngân hàng Nhà nước Việt Nam.



    MỤC LỤC
    Trang

    DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

    Sơ đồ 1.01- Các bước tiến hành xếp hạng doanh nghiệp 12
    Sơ đồ 1.02 - Sơ đồ quy trình xếp hạng tín dụng của Moody’s 32
    Sơ đồ 1.03 - Qui trình phân tích, xếp hạng doanh nghiệp của NHTM 33
    Bảng 2.02 – Bảng ngành kinh tế của CIC 49
    Bảng 2.03 – Bảng các chỉ số tài chính áp dụng tại CIC 52
    Bảng 3.01 – Bảng phân ngành kinh tế 77
    Bảng 3.02- Bảng tính điểm các chỉ số tài chính 87
    Bảng 3.03 – Bảng chấm điểm tiêu chí uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với ngân hàng 88
    Bảng 3.04 – Bảng chấm điểm tiêu chí môi trường kinh doanh 89

    MỞ ĐẦU 1
    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Kết cấu của luận văn 3
    CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 4
    1.1. Tổng quan về xếp hạng doanh nghiệp đối với các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.1. Khái niệm xếp hạng doanh nghiệp 4
    1.1.1.1. Xếp hạng doanh nghiệp 4
    1.1.1.2. Mục tiêu của việc xếp hạng doanh nghiệp 5
    1.1.1.3. Yêu cầu của việc xếp hạng doanh nghiệp 6
    1.1.1.4. Chủ thể trong xếp hạng doanh nghiệp 7
    1.1.1.5. Đối tượng xếp hạng doanh nghiệp 7
    1.1.2. Vai trò của xếp hạng doanh nghiệp 7
    1.1.2.1. Đối với tổ chức tín dụng 7
    1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 8
    1.1.2.3. Đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán 9
    1.1.2.4. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 10
    1.1.2.5. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài 10
    1.2. Một số nội dung cơ bản của xếp hạng doanh nghiệp 11
    1.2.1. Các phương pháp dùng trong xếp hạng doanh nghiệp 11
    1.2.1.1.Phương pháp phân tích thống kê 11
    1.2.1.2. Phương pháp chuyên gia 11
    1.2.1.3. Phương pháp chi tiết 12
    1.2.1.4. Phương pháp logic biện chứng 12
    1.2.1.5. Phương pháp khảo sát thực tế 12
    1.2.2. Trình tự xếp hạng doanh nghiệp 12
    1.2.2.1. Thu thập thông tin 12
    1.2.2.2. Xác định ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp 13
    1.2.2.3. Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm 14
    1.2.2.4. Đưa ra kết quả xếp hạng 14
    1.2.2.5. Phê chuẩn và công bố kết quả xếp hạng 14
    1.2.3. Nguồn thông tin sử dụng trong quá trình xếp hạng doanh nghiệp 14
    1.2.3.1. Thông tin tài chính của doanh nghiệp 14
    1.2.3.2. Thông tin phi tài chính 14
    1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu dùng để xếp hạng doanh nghiệp 15
    1.2.4.1. Chỉ tiêu tài chính 15
    1.2.4.2. Chỉ tiêu phi tài chính 19
    1.3. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 21
    1.3.1. Quan niệm về xếp hạng doanh nghiệp 21
    1.3.2. Các tiêu chí đánh giá xếp hạng doanh nghiệp 22
    1.3.2.1. Nguồn thông tin 22
    1.3.2.2. Quy trình xếp hạng 22
    1.3.2.3. Lựa chọn các chỉ tiêu phân tích 23
    1.3.2.4. Xác định ngành kinh tế và quy mô doanh nghiệp 25
    1.4. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
    1.4.1. Kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng doanh nghiệp 26
    1.4.1.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng của công ty KPMG 26
    1.4.1.2. Cách xếp hạng của Moody's và Standar &Poor 31
    1.4.1.3. Qui trình, nội dung, phương pháp xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM NN 33
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 35
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 37
    2.1. Khái quát về CIC (Profile) 37
    2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của CIC 37
    2.1.1.1. Chức năng của CIC 37
    2.1.1.2. Nhiệm vụ của CIC 37
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng của CIC 38
    2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 38
    2.1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban: 38
    e) Phòng Tổng hợp 42
    2.2. So sánh giữa CIC và các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp khác 44
    2.2.1. Đặc điểm chung 44
    2.2.2. Sự khác nhau 44
    2.3. Thực trạng về hoạt động xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 47
    2.3.1. Phương pháp áp dụng 47
    2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu xếp hạng 47
    2.3.3. Xác định ngành kinh tế và quy mô hoạt động 48
    2.3.3.1. Xác định ngành kinh tế 48
    2.3.3.2. Xác định doanh nghiệp theo quy mô hoạt động 49
    2.3.4. Các chỉ số xếp hạng 51
    2.3.5. Đưa ra kết quả xếp hạng 56
    2.3.6. Khoảng các xếp hạng 57
    2.4. Kết quả đạt được tại CIC thời gian qua 58
    2.4.1. Về nguồn thu thập thông tin 58
    2.4.2. Về phương pháp phân tích 58
    2.4.3. Quy trình phân tích 59
    2.4.4. Về hệ thống chỉ tiêu 59
    2.4.5. Khả năng đáp ứng thông tin 59
    2.4.6. Nâng cao uy tín CIC 61
    2.5. Tồn tại và nguyên nhân 61
    2.5.1. Về con người và mô hình tổ chức 61
    2.5.2. Nguồn thông tin đầu vào 61
    2.5.3. Phân ngành kinh tế 62
    2.5.4. Phương pháp phân tích 62
    2.5.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích 63
    2.5.6. Hệ thống chấm điểm 64
    2.5.7. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tác 64
    2.5.8. Nhu cầu sử dụng thông tin 64
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TÍN DỤNG 66
    3.1. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp 66
    3.1.1. Định hướng của ngành ngân hàng giai đoạn 2006-2010 66
    3.1.2. Định hướng của CIC giai đoạn 2008 đến 2012, tầm nhìn đến năm 2020 67
    3.1.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của CIC 67
    3.1.2.2. Định hướng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp 69
    3.2. Giải pháp hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 70
    3.2.1. Giải pháp hỗ trợ hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 70
    3.2.1.1. Hoàn chỉnh mô hình tổ chức 70
    3.2.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học 70
    3.2.1.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp. 71
    3.2.1.4. Đa dạng hoá sản phẩm thông tin và kênh cung cấp thông tin 72
    3.2.2. Giải pháp về hoàn thiện xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 73
    3.2.2.1. Hoàn thiện thu thập và xử lý nguồn thông tin đầu vào 73
    3.2.2.2. Điều chỉnh lại kỹ thuật xếp hạng doanh nghiệp 76
    3.3. Một số đề xuất kiến nghị 90
    3.3.1. Kiến nghị với CIC 90
    3.3.1.1. Mô hình tổ chức 90
    3.3.1.2. Về con người 90
    3.3.1.3. Xác định giá của sản phẩm xếp hạng doanh nghiệp 91
    3.3.1.4. Về thu thập thông tin 91
    3.3.1.5. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ tin học 92
    3.3.2. Kiến nghị với NHTM 92
    3.3.3. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 93
    3.3.4. Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước 93
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHỤ LỤC 101
    Phụ lục 1.01- Bảng ký hiệu xếp hạng tín dụng sử dụng cho nợ dài hạn 101
    Phụ lục 1.02- Ký hiệu xếp loại tín dụng sử dụng cho nợ ngắn hạn 102
    Phụ lục 1.03- Tỷ lệ phá sản của các loại xếp hạng tín dụng theo cách xếp hạng của Moody’s 102
    Phụ lục 1.04- Bảng các chỉ tiêu tài chính của NHTM 103
    Phụ lục 1.05 - Bảng tổng hợp tỷ trọng các chỉ tiêu phi tài chính của NHTM 104
    Phụ lục 1.06- Bảng tổng hợp tỷ trọng tính điểm các chỉ tiêu của NHTM 104
    Phụ lục 1.07 – Bảng tổng hợp tính điểm của NHTM 105
    Phụ lục 1.08 - Bảng ý nghĩa xếp hạng doanh nghiệp 105
    Phụ lục 2.01- Bảng cân đối kế toán 107
    Phụ lục 2.02. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 110
    Phụ lục 2.03 – Các chỉ tiêu phi tài chính 111
    Phụ lục 2.04 – Thang điểm tính quy mô hoạt động doanh nghiệp tại CIC 111
    Phụ lục 2.05 – Hệ thống bảng tính điểm các chỉ số phân tích tại CIC 112
    Phụ lục 2.06 – Bảng xếp hạng doanh nghiệp tại CIC 113
    Phụ lục 3.01 Bảng các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp 114
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...