Luận Văn Hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất vào các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong d

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất vào các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam












    LỜI MỞ ĐẦU




    1. Tính cấp thiết của đề tài:


    Để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội ngày một tăng cũng như để đáp ứng sự phát triển sản xuất của doanh nghiệp mình, một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm hiện nay là công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
    Trong đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành được coi là một khâu trung tâm của công tác kế toán, mở ra hướng đi hết sức đúng đắn cho các doanh nghiệp. Thực chất chi phí sản xuất là đầu vào của quá trình sản xuất, do vậy tiết kiệm chi phí sản xuất là hạ giá thành sản phẩm, đồng thời đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất sao cho nó được xã hội chấp nhận và làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa, mục đích cuối cùng của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm và giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ vấn đề đó mức tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất bỏ ra theo đúng chế độ của Nhà nước.
    Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi, cũng không ít những mặt khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đảm bảo ưu thế cạnh tranh, thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng khác là sản phẩm đó phải có giá thành hạ, phù hợp với sức mua của đa số nhân dân. Hạ giá thành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt trong ngành công nghiệp, hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ra như một yêu cầu bức thiết, khách quan nhằm











    tạo tiền đề cho các doanh nghiệp sản xuất nước nhà có được những sản phẩm có giá bán cạnh tranh tốt với các doanh nghiệp trong khu vực cũng như trên thế
    giới.


    Vì lẽ đó trong luận văn này tôi chọn đề tài “Hoàn thiện việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất và các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”.


    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn:


    Nghiên cứu về mặt lý luận kế toán chi phí sản xuất và các phương pháp tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho quản lý sản xuất kinh doanh hiệu quả.


    3. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu:


    Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, so sánh và khảo sát thực tiễn.


    4. Bố cục luận văn:


    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:


    Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam.













    CHƯƠNG 1


    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM






    1.1. Những vấn đề chung:


    1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất:


    Chi phí là phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất (CPSX) chung.
    Hạch toán CPSX sẽ trả lời cho các câu hỏi: các chi phí phát sinh như thế nào? Theo từng loại chi phí gì? Phát sinh ở dâu? Phát sinh vì mục đích gì? Để làm gì? CPSX của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục cho quản lý và hạch toán kinh doanh CPSX phải được tập hợp theo từng thời kỳ: Hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ kế hoạch và báo cáo kế toán.
    1.1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm:


    Giá thành sản phẩm (GTSP) là CPSX tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.
    CPSX được xác định cho từng loại sản phẩm hoặc một khối lượng công việc đã hoàn thành theo toàn bộ quy trình sản xuất được gọi là giá thành thành phẩm hoặc hoàn thành một hay một số công đoạn sản xuất nhất định được gọi là giá thành bán thành phẩm.
    1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:


    Giữa CPSX và GTSP thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa nhưng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn.













    CHƯƠNG 2


    THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




    Kết thúc cuộc khởi nghĩa Cách mạng tháng tám vĩ đại, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Để phục vụ quản lý tài chính cho chính quyền non trẻ này, kế toán lúc bấy giờ là kế toán đơn, chủ yếu là thu chi ngân sách, quốc phòng. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Miền Bắc Việt Nam bước vào thời kỳ kiến thiết đất nước, Chính phủ đã ban hành nhiều sắc lệnh để điều hành quản lý kinh tế, về kế toán cơ bản vẫn là kế toán đơn. Đến năm 1957, lần đầu tiên Nhà nước ban hành chế độ kế toán bắt buộc áp dụng ở các doanh nghiệp quốc doanh. Từ đó đến nay, theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã nhiều lần bổ sung và thay đổi cho phù hợp, đáp ứng được mục tiêu quản lý và phát triển kinh tế tài chính của nước nhà.
    2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam từ năm 1957 đến nay:
    2.1.1. Các thời điểm quan trọng ban hành và thay đổi hệ thống kế toán:


    Năm 1957: Chính phủ ban hành chế độ kế toán thống nhất cho các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Hệ thống kế toán đầu tiên này góp phần quan trọng đưa công tác quản lý tài chính đi vào kỷ cương, nề nếp và tạo cơ sở ban đầu để xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam sau này.
    Năm 1961: Nhà nước sửa đổi, cải tiến hệ thống kế toán ban hành lần đầu và ban hành Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước.
    Năm 1967: Liên Bộ Thống Kê và Tài Chính đã ban hành chế độ ghi chép ban đầu áp dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh và một loạt chế độ tài khoản













    CHƯƠNG 3


    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




    Kế toán CPSX và tính GTSP cung cấp thông tin rất quan trọng cho việc định ra giá bán phù hợp, bỏ thầu cung cấp sản phẩm trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Việc xây dựng một hệ thống kế toán CPSX linh hoạt và các phương pháp tính giá thành tiên tiến sẽ cung cấp thông tin chi phí và GTSP chính xác, giúp doanh nghiệp có cơ sở khoa học hoạch định được chiến lược kinh doanh và ra quyết định kịp thời cho sản xuất kinh doanh.
    Qua phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức kế toán CPSX và tính GTSP tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, nhận thấy cần phải đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện sau:
    3.1. Giải pháp về phương diện vĩ mô:


    - Khuyến khích sử dụng tất cả các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, các phương pháp tính GTSP sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ quản lý của doanh nghiệp.
    Ngoài các phương pháp tính giá thành truyền thống chúng ta đã làm từ trước, nên khuyến khích áp dụng những phương pháp mới như phương pháp tính giá thành ABC, phương pháp chi phí sản phẩm dở dang theo chi phí nhập trước xuất trước. Thật ra nhận thức vì sự vận dụng các phương pháp này ở Việt Nam đã có nhưng mang tính tự phát chưa được hệ thống hóa toàn diện, chưa ứng dụng đúng, vì vậy việc khuyến khích ứng dụng cho linh hoạt với tính đa đạng hóa các doanh nghiệp là phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
     
Đang tải...