Chuyên Đề Hoàn thiện việc tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Phát triển kinh tế Kỹ thuật Việt N

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có một sự chuyển đổi rất mạnh mẽ, từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, hội nhập cùng với các nước khác trên thế giới. Do vậy để đáp ứng và thích nghi được với sự chuyển đổi của nền kinh tế nước nhà đòi hỏi các nhà doanh nghiệp cần phải có sự đổi mới về cơ chế quản lý, về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để tồn tại và phát triển.

    Như vậy, bất cứ một đơn vị nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều quan tâm đến kết quả kinh doanh cuối cùng. Việc hạch toán kế toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động kinh tế tài chính phản ánh đầy đủ, rõ ràng chính xác các hoạt động thực tế của doanh nghiệp và qua đó thể hiện được sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Và công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh là công việc quan trọng trong hạch toán kế toán, nó không thể thiếu trong quá trình quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Nhờ công việc này mà tất cả các hoạt động mua bán, sản xuất, tính toán hiệu quả kinh doanh đều được ghi chép, tổng hợp, phân tích theo những cách thức khoa học và thống nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Trên cơ sở đó giúp cho các đơn vị kinh doanh có những biện pháp điều chỉnh thích hợp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mang lại lợi nhuận, đồng thời có các biện pháp xử lý kịp thời nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

    Nhận thức được tầm quan trọng trên của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đối với hoạt động của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện việc tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Phát triển kinh tế Kỹ thuật Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu.

    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận bao gồm ba phần:


    Phần I: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ



    Phần II: Thực trạng của công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam


    Phần III: Các nhận xét và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Phát triển kinh tế kỹ thuật Việt Nam.



    Phần I


    Cơ sở lý luận chung về tổ chức kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ


    I. Khái niệm và ý nghĩa của tiêu thụ hàng hoá

    1. khái niệm tiêu thụ hàng hoá

    Tiêu thụ hàng hoá là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn sản xuất để thực hiện giá trị sản lượng hàng hoá thông qua việc cung cấp sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Hay nói cách khác, tiêu thụ là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của thành phẩm, hàng hoá tức là để chuyển hoá vốn doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ.

    Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và kinh doanh. Hàng được đem đi tiêu thụ có thể là thành phẩm, hàng hoá và thông qua tiêu thụ, giá trị hàng hoá được thể hiện và giá trị hàng hoá được xã hội thừa nhận, doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần làm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Hàng hoá được coi là tiêu thụ khi đã chuyển giao quyền sở hữu cho người mua.

    2. ý nghĩa của tiêu thụ hàng hoá

    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội. Sản phẩm được tiêu thụ tức là được người tiêu dùng chấp nhận, sức tiêu thụ của của doanh nghiệp thể hiện chất lượng sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh khá đầy đủ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.

    Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm trở thành căn cứ quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý về thời gian, số lượng, chất lượng, tìm cách phát huy thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp chỉ sau khi tiêu thụ được sản phẩm mới có thể thu hồi được vốn để tiếp tục quá trình tái sản xuất. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức to lớn, mang tính chất sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển được.

    Mặt khác qua tiêu thụ hàng hoá, doanh nghiệp thu hồi được chi phí đã bỏ ra cho tiêu thụ hàng hoá, cho chi phí quản lý kinh doanh và thực hiện được nghĩa vụ đối với Nhà nước.

    Đối với tầm quản lý vĩ mô thì tiêu thụ hàng hoá là tiền đề cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giải quyết được mối quan hệ giữa cung và cầu, thực hiện cân đối giữa các ngành và nền kinh tế.

    Doanh thu tiêu thụ và kết quả tiêu thụ cần phải hạch toán chặt chẽ, khoa học, đảm bảo xác định được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. Việc ghi chép hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ phải đảm bảo đơn giản, rõ ràng và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

    II. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ

    Để đáp ứng được yêu cầu quản lý và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ, kế toán cần có các nhiệm vụ sau :

    - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài kế toán tổng hợp trên các tài khoản kế toán, kế toán tiêu thụ hàng hoá cần phải theo dõi, ghi chép về số lượng, kết cấu chủng loại hàng bán, ghi chép doanh thu bán hàng, thuế GTGT đầu ra của từng nhóm mặt hàng theo từng đơn vị trực thuộc kinh doanh của doanh nghiệp.

    III.Tổ chức kế toán tiêu thụ

    1. Khái niệm chung và nội dung của doanh thu bán hàng

    Doanh thu bán hàng là tổng hợp giá trị được thực hiện do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu bán hàng có thể được xác định theo giá bán có thuế hoặc không có thuế GTGT tuỳ theo phương pháp tính thuế GTGT được áp dụng tại doanh nghiệp.

    - Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu được tính theo giá bán không có thuế GTGT.

    - Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu được tính theo giá bán có thuế GTGT.

    Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng của doanh nghiệp là điều kiện để xác định kết quả kinh doanh.Việc phản ánh đầy đủ chính xác chỉ tiêu doanh thu góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Nói cách khác, thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm người mua trả tiền hay chấp nhận thanh toán về lượng hàng hoá, vật tư đã được người bán chuyển giao.

    Doanh thu bán hàng thường được phân biệt riêng cho từng loại đó là:

    +Doanh thu bán hàng hoá.

    +Doanh thu bán thành phẩm.

    +Doanh thu cung cấp dịch vụ.

    Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được phân loại thành doanh thu bán hàng ra ngoài và doanh thu bán hàng nội bộ. Đối với doanh nghiệp, doanh thu tiêu thụ là nguồn thu chủ yếu trong thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh.







    Doanh thu thuần là số chênh lệch giữa tổng số doanh thu với các khoản giảm giá, doanh thu của số hàng bán bị trả lại và các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp (nếu có).

    Doanh thu thuần được xác định theo công thức như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...