Thạc Sĩ Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài q

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thuế là một công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước đối với các doanh
    nghiệp nói chung; doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riên trong cơ chế thị trường.
    Thuế có tác động đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo hai khía cạnh: thúc đẩy
    hoặc kìm hãm phát triển. Vì vậy, Nhà nước đã ban hành và sủa đổi nhiều luật thuế
    với mục tiêu khuyến khích thành phần kinh tế này phát triển. Tuy nhiên, việc sử
    dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
    có hiện trạng sau:
    - Thuế chồng chéo làm cho giá cả sản phẩm còn cao.
    - Tình trạng thất thu thuế cho ngân sách còn lớn.
    - Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế còn diễn ra phổ biến.
    Ngoài ra, thuế không chỉ là vấn đề vĩ mô mà còn là những vấn đề vi mô rất
    nhạy cảm. Thuế luôn là vấn đề được Nhà nước; các nhà kinh doanh, nhà đầu tư và
    người dân quan tâm. Việc sử dụng công cụ thuế là chức năng và nhiệm vụ của Nhà
    nước nhưng lại rất cần có sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong xã
    hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống sử dụng công cụ thuế là
    hoàn toàn cần thiết.
    Xuất phát từ những đòi hỏi đó, em lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện việc sử
    dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp
    ngoài quốc doanh ở Việt Nam" làm luận văn Thạc sỹ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
    - Khái quát lý luận việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối
    với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    - Phân tích thực trạng và đề xuất việc hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế
    trong quản lý nhà nước đối với DN công nghiệp ngoài quốc doanh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: là hệ thống thuế đối với DNCNNQD.
    Doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh được đề cập ở đây là những
    doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất kinh doanh công nghiệp mà vốn sở
    hữu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm lớn nhất.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng tập trung vào hệ thống thuế với tư cách
    là một công cụ quản lý. Luận văn không đi sâu nghiên cứu vào các công cụ quản lý
    khác để tập trung vào mục đích chính của luận văn là công cụ thuế.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Luận văn phân tích về quản lý nhà nước thông qua công cụ thuế. Việc sử
    dụng công cụ này diễn ra trên cả ba phương diện về chính sách thuế, cơ chế quản
    lý thuế và bộ máy quản lý thuế. Những phương pháp phân tích tác động thuế theo
    lý thuyết kinh tế học tiên tiến như phân tích về độ trễ của thuế; sự mất trắng của
    thuế.
    - Phân tích thực trạng sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với
    doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Từ đó, luận văn tổng kết những đánh
    giá về ưu nhược điểm của hệ thống thuế gồm cả nhược điểm của từng sắc thuế lẫn
    nhược điểm của hệ thống thuế.
    - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản
    lý của Nhà nước đối với các DNCNNQDD ở Việt Nam.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Luận cứ khoa học về sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà
    nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh
    Chương 2: Thực trạng sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối
    với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.
    Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý
    của Nhà nước đối với các DN công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam.
    Chương 1
    Luận cứ khoa học về sử dụng công cụ thuế
    trong quản lý nhà nước đối với
    doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh
    1.1. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh
    1.1.1. Doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.
    "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
    dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
    thực hiện các hoạt động kinh doanh" [31].
    Doanh nghiệp công nghiệp là những doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
    sản xuất-kinh doanh theo phương pháp công nghiệp để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ
    nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội. Như vậy, nhiều sản phẩm công
    nghiệp sẽ không phải chỉ do các doanh nghiệp sản xuất ra.
    Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực và khía cạnh quản lý còn có những khái
    niệm về doanh nghiệp sau đây:
    - Dưới giác độ quản lý, DN là một đơn vị kinh tế do Nhà nước hoặc các
    đoàn thể hoặc tư nhân đầu tư vốn nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt
    động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động công ích góp phần thực hiện các mục tiêu
    kinh tế-xã hội của đất nước. Hiểu theo cách này thì các DN bao hàm cả DNNN và
    DNNQD nhưng không nhấn mạnh đến các DN có yếu tố nước ngoài.
    - Dưới giác độ luật pháp, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế có
    tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đã đăng ký kinh doanh theo quy định
    của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Hiểu theo cách này thì DN
    sẽ bao gồm toàn bộ các loại hình DN kể cả DN có vốn đầu tư nước ngoài. Các hoạt
    động kinh doanh ở đây được hiểu là việc thực hiện một hoặc một số công đoạn từ sản
    xuất đến tiêu thụ hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích kiếm lời.
    Tuy nhiên, cách khái quát này lại không nhấn mạnh đến các doanh nghiệp công ích
    hoặc các DNQD chuyên hoạt động công ích.
    Như vậy, DN phải là một tổ chức tiến hành các hoạt động kinh doanh để
    kiếm lời. Doanh nghiệp có thể có những hoạt động không sinh lời trong những
    trường hợp cụ thể nào đó nhưng bản chất được thành lập ra là để kiếm lời. Việc
    phân định giữa doanh nghiệp quốc doanh (DNNN) và DNNQD còn có nhiều quan
    điểm khác nhau, những khái niệm trên đây hầu như nhấn mạnh hơn về mặt kinh
    doanh của các doanh nghiệp. Đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng
    nhất của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
    Doanh nghiệp nhà nước sẽ bao gồm cả các doanh nghiệp công ích và các
    doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp nhà nước không hẳn sẽ chỉ là các doanh
    nghiệp nhà nước sở hữu và kiểm soát 100%, mà sẽ gồm cả những doanh nghiệp hỗn
    hợp nếu Nhà nước có tỷ trọng vốn lớn nhất và có quyền kiểm soát thực hiện mục
    tiêu kinh doanh và nghĩa vụ công ích. Chính vì vậy, nếu gọi là DNNN sẽ không
    phân biệt được chính xác ranh giới giữa sở hữu Nhà nước và sở hữu hỗn hợp.
    Ngược lại, DNNQD chủ yếu là các DN kinh doanh nhưng cũng có lúc sẽ làm những
    công việc công ích. Các DNNQD cũng có rất nhiều hình thức sở hữu, cách kiểm
    soát và loại hình kinh doanh. Nói đến DNQD và DNNQD là chủ yếu nói đế sự phân
    định về sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế phát triển đa
    dạng thì hiểu theo khái niệm đó sẽ khó phân định được các loại hình doanh nghiệp
    đa sở hữu. Chính vì vậy, để phân biệt DNQD và DNNQD phải xem xét trên nhiều
    khía cạnh khác của DN, đặc biệt là vấn đề sở hữu và quyền kiểm soát.
    Tóm lại, DNCNNQD là một tổ chức kinh tế không thuộc sở hữu hoàn toàn
    hoặc sở hữu khống chế của Nhà nước, có tên, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định
    và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện những mục tiêu
    nhất định trong sản xuất kinh doanh công nghiệp.
    DNCNNQD là những DNCN không thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc sở
    hữu khống chế của Nhà nước (Nhà nước sở hữu trên 50%). Ngoài ra, luật còn quy
    định các doanh nghiệp là DNNN khi Nhà nước sở hữu số vốn lớn gấp đôi sở hữu tư
    nhân lớn nhất. Tuy nhiên, dưới giác độ nghiên cứu về thuế thì sở hữu khống chế ở
    đây được hiểu là quyền sở hữu của Nhà nước gắn liền với quyền kiểm soát và sử
    dụng doanh nghiệp đó như là công cụ điều tiết của Nhà nước. Như vậy, ranh giới
    DNNQD và quốc doanh sẽ rõ ràng hơn khi Nhà nước có nắm quyền kiểm soát và sử
    dụng doanh nghiệp đó khi cần thiết hay không. Mục đích chính của sở hữu của Nhà
    nước cũng là nhằm khống chế và sử dụng doanh nghiệp để điều tiết. Cách hiểu này
    sẽ nảy sinh vấn đề khi phân định loại hình doanh nghiệp trong hai trường hợp sau:
    Một là: Các doanh nghiệp trong đó Nhà nước chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất
    với tư cách là phân chia lợi nhuận đơn thuần và Nhà nước không có mục đích sử
    dụng doanh nghiệp đó như là công cụ điều tiết.
    Hai là: Các doanh nghiệp, trong đó các thành phần kinh tế khác có chiếm
    phần sở hữu lớn hơn Nhà nước nhưng họ chỉ có mục đích thu lợi nhuận đơn thuần
    nên Nhà nước vẫn duy trì quyền kiểm soát và điều tiết.
    Những tình huống đặc biệt làm nảy sinh ranh giới phân chia DNQD và
    DNNQD không đơn thuần là tên gọi mà phải phân tích sâu xa hơn về bản chất của
    những loại hình này. Hai trường hợp trên thực chất là những tình huống cụ thể.
    Trường hợp thứ nhất, vẫn nên coi là DNQD vì xét theo giác độ luật pháp thì Nhà
    nước có quyền điều tiết DN này nhưng có thể chưa tiến hành sử dụng làm công cụ
    điều tiết trong một giai đoạn nào đó. Trong trường hợp thứ hai thì ngược lại, Nhà
    nước chỉ tận dụng sở hữu vốn của mình tại DN đó để tham gia điều tiết trong từng
    giai đoạn cụ thể. Về bản chất, thì sở hữu tư nhân lớn nhất vẫn có quyền phủ quyết
    mặc dù họ có thể chưa sử dụng quyền hợp pháp này. Vì vậy, tiêu chí phân định
    loại hình DNQD và DNNQD chính là hình thức sở hữu vốn. Quyền kiểm soát sẽ
    là đặc trưng cơ bản của DNQD nên có thời điểm Nhà nước sử dụng cũng có thời
    điểm Nhà nước không sử dụng.
    1.1.2. Đặc trưng của doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh
    Trong công nghiệp, doanh nghiệp có nhiều loại hình khác nhau. Nếu căn cứ
    vào hình thức sở hữu vốn, có doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh (Nay gọi là
    doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước - DNCNNN) và DNCNNQD. DNCNNQD
    như phân tích ở trên chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,
    công ty cổ phần, liên doanh v.v .
    Nếu chia theo quy mô của DN, có ba loại DN là DN quy mô lớn, DN quy
    mô vừa và DN quy mô nhỏ.
    Nếu chia theo ngành hoạt động, có các doanh nghiệp công nghiệp, doanh
    nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ, du lịch, v.v
    Nếu chia theo chức năng hoạt động, có doanh nghiệp sản xuất, doanh
    nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp dịch vụ tư vấn v.v .
    Tuy nhiên, nội dung của luận văn chỉ đề cập chủ yếu đến các loại hình
    doanh nghiệp chia theo hình thức sở hữu vốn và ngành hoạt động. Kết hợp hai tiêu
    chí này sẽ có các loại hình doanh nghiệp sau: DNCNQD, DNCNNQD ( bao gồm
    DN tư nhân và các loại hình DN hợp tác: DN cổ phần, TNHH nhiều thành viên, hợp
    tác xã).
    Xét theo cách tiếp cận vi mô: Các DNCNNQD có những nét đặc trưng
    riêng do tính chất hình thức sở hữu của nó quyết định. Hình thức sở hữu Nhà nước
    cũng có nhiều hình thức từ thấp đến cao và hình thức hợp tác giữa Nhà nước với tư
    nhân cũng ở nhiều mức độ. Căn cứ vào các đặc trưng về vốn, sở hữu và quyền kiểm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...