Luận Văn Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I(80 trang)

    Lời mở đầu



    Tự do hoá thương mại đã kích thích sự phát triển thương mại quốc tế, tạo ra môi trường kinh doanh toàn cầu, làm cho người tiêu dùng ở bất cứ đâu cũng có thể lựa chọn được hàng hoá và dịch vụ theo khả năng và nhu cầu.

    Các doanh nghiệp ngày nay tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng quốc tế và phục vụ con người ở mọi nơi trên hành tinh này. Nhưng mặt trái của nó cũng không kém phần nghiệt ngã, kể cả sự lừa đảo. Để giảm thiểu những rủi ro và quản lý được chúng, đảm bảo độ an toàn cao khoản lợi nhuận mà mình theo đuổi, đòi hỏi các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế phải hoàn thiện hơn nữa năng lực kinh doanh, ngoài những năng lực về quản trị, còn phải hoàn thiện các kỹ thuật nghiệp vụ thương mại quốc tế, đặc biệt là hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Nó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có đầy đủ những hiểu biết về chính trị, xã hội, luật pháp ở phạm vi toàn cầu.

    Ngày nay cùng với sự hỗ trợ của khoa học, kỹ thuật đã tạo nhiều thuận lợi hơn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Các phương tiện thông tin liên lạc, Internet giúp cho việc giao dich ngoại thương được nhanh chóng hơn. Thế nhưng không vì thế mà vai trò lịch sử của hợp đồng bị lu mờ, nó vẫn là cơ sở pháp lý cho mọi cuộc giao dịch ngoại thương trên thế giới và là công cụ đảm bảo an toàn trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

    Hoàn thiện hơn nữa việc ký kết và thực hiện hợp đồng là một đòi hỏi mang tính cấp bách và cần thiết đối với các doanh nghiệp ngoại thương của Việt Nam hiện nay. Khi mà trình độ, kinh nghiệm của các cán bộ nghiệp vụ ngoại thương của ta còn yếu kém, số vụ lừa đảo, tranh chấp có liên quan đến hợp đồng mua bán ngoại thương còn phổ biến, gây thiệt hại nhiều cho phía Việt Nam. Đi sâu vào nghiên cứu công tác ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương nhằm giúp cho cán bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu có được một cái nhìn toàn diện hơn trong trình ký kết, thực hiện hợp đồng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

    Xuất phát từ những suy nghĩ đó, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô giáo, trong thời gian thực tập tại công ty dược phẩm Trung ương I, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I,, làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

    Nội dung luận văn được chia làm ba phần:

    Phần I: Hợp đồng mua bán ngoại thương - những lý luận cơ bản.

    Phần II: Thực trạng hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty Dược phẩm Trung ương I.

    Phần III: Giải pháp và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Dược phẩm trung ương I.

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô giáo và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn. Đề tài này được sự giúp đỡ của cô giáo Lê Thị Thuần và các cán bộ, nhân viên công ty Dược phẩm Trung ương I, đặc biệt là phòng xuất nhập khẩu.







    Phần I

    Hợp đồng mua bán ngoại thương -


    những lý luận cơ bản

    I Khái niệm chung về hợp đồng mua bán ngoại thương

    1. Khái niệm

    Hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Bản chất của nó là hợp đồng mua bán nói chung, nhưng được diễn ra trên một phạm vi địa lý rộng lớn

    Để đưa ra một hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết ta cần đưa ra một số khái niệm sau :

    Mua bán hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người bán có nghĩa vụ giao hàng , chuyển quyền sở hữu cho người mua và nhận tien,nguôi` mua có nghiã vụ trả tiền và nhận hàng theo thoả thận của hai bên, cơ sở của việc mua bán hàng hoá đó là hợp đồng mua bán hàng hoá

    -Khi hợp đồng mua bán hàng hoá diễn ra trong phạm vi quốc gia, các bên tham gia có trụ sở thương mại ở cùng quốc gia và có cùng quốc tịch thì được gọi là hợp đồng mua bán trong nước.

    -Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, quan hệ mua bán vượt ra ngoài danh giới một quốc gia, nó làm phát sinh hợp đồng mua bán ngoại thương.

    ã Vậy hợp đồng mua bán ngoại thương trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài.

    Theo công ước Vien1980^ thi hợp đồng mua bán ngoại thương còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng mua bán quốc tế là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu ( bên mua ). Một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền .

    Như vậy có thể hiểu hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thống nhất về ý trí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài mà thông qua đó , thiết lập thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên với nhau.

    Như vậy, một hợp đồng ra đời với nhiều tên gọi như hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, hợp đồng mua bán ngoại thương hợp đồng mua bán quốt tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu. Song dù được gọi theo cách nào thì một hợp đồng sau khi được ký kết hợp pháp sẽ có hiệu lực bắt buộc đối với các bên. Nói cách khác, cá bên phải thực hiện mọi cam kết để thực hiện trong hợp đồng. Nếu bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thì sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật. Nhà nước sẽ bảo hộ các quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Theo nghĩa như vậy, hợp đồng vừa có thể coi như “luật “ đối với các bên tham gia hợp đồng, vừa là cơ sở pháp lý để tổ chức các quan hệ trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.

    2. Phân loại hợp đồng ngoại thương .

    Hợp đồng mua bán ngoại thương được phân làm hai loại là hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu.

    21. Hợp đồng xuất khẩu .

    * Loại hợp đồng này có thể là hợp đồng một chiều hoặc hai chiều

    Hợp đồng một chiều là hợp đồng mà doanh nghiệp ngoại thương chỉ có mua và trả tiền.

    Hợp đồng hai chiều là hợp đồng mà doanh nghiêp ngoại thương vừa mua, vừa kèm theo bán hàng, hay còn gọi là hợp đồng mua bán đối ứng.

    * Phanloậi:

    - Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp doanh nghiệp ngoại thương sẽ trực kết ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài ,tự tổ chức thu gom nguồn hàng để xuất khẩu chịu mọi chi phí và với danh nghĩa của chính mình.

    - Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu : theo hợp đồng này các đơn vị uỷ thác cho đơn vị ngoại thương xuất khẩu hàng hoá nhất định, với danh nghĩa của doanh nghiệp ngoại thương nhưng chi phí là của nhà sản xuất.

    - Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu : doanh nghiệp ngoại thương giao nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các đơn vị nhận gia công nước ngoài, và thoả thuận với họ về sản xuất gia công chế biến thành phẩm theo những yêu cầu như: kỹ thuật, mẫu mã, kích cỡ , chất lượng được quy định trước. Sau khi doanh nghiệp ngoại thương nhận hàng để xuất khẩu thì phải trả tiền cho đơn vị nhận gia công nước ngoài.

    - Hợp đồng liên kết xuất khẩu: Doanh nghiệp ngoại thương và một doanh nghiệp nước ngoài cùng bỏ vốn cùng các nguồn lực khác , cùng chịu những phí tổn và rủi ro để sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu .

    22. Hợp đồng nhập khẩu.

    Được phân làm hai loại sau:

    - Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp : theo hợp đồng này doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đứng ra ký kết hợp đồng nhập khẩu một loại hàng hoá nhất định nào đó , để đáp ứng nhu cầu kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp đó . Mọi chi phí do doanh nghiệp chịu.

    - Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác doanh nghiệp ngoại thương dưới danh nghĩa của mình ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà cung cấp nước ngoài mua một hoặc một số hàng hoá nhất định những hàng hoá này không phải nhập về để sản xuất kinh doanh cho công ty, mà là cho một đơn vị đặt hàng nào khác nhờ nhập khẩu hộ chi phí cho quá trình nhập khẩu này sẽ do bên đặt uỷ thác chịu, đơn vị nhập khẩu chỉ nhận được thù lao gọi là hoa hồng do bên đặt uỷ thác trả.

    3Tịnh chất ,đặc điểm và nội dung hợp đồng mua bán ngoại thương.

    31. Tính chất.

    Khác với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng mua bán ngoại thương có tính chất quốc tế. Tuy nhiên, tính chất này lại được luật pháp các nước cũng như các điều ước quốc tế quy định một cách khác nhau .

    Theo công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế động sản hữu hình thì hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác, và hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác hoặc là việc trao đổi ý trí để ký kết hợp đông giữa các bên được lập ở giữa các nước khác nhau.

    Như vay,tính^. quốc tế của công ước này được thể hiện là :

    - Chủ thể thâm gia ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau vấn đề quốc tịch của chủ thể không được công ước đề cập và không coi là yếu tố xác định tính quốc tế của hợp đồng .

    - -Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được di chuyển từ nước này qua nước khác.

    - Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể lập ở các nước khác nhau theo công ước Viên 1980; đieu1^` quy định “hợp đồng mua bán ngoại thương là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau”.

    4Như vậy công ước Viên đã đơn giản hoá những yếu tố quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương, ngoại trừ những điểm bất đồng trong luật quốc gia các nước làm giảm bớt các khó khăn trở ngại trong đàm phán ký kết hợp đồng Việc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau dẫn đến có thể áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng trong trường hợp căn cứ vào quốc tịch thì nếu hai chủ thể có quốc tịch khác nhau lại có trụ sở thương mại trên cùng lãnh thổ một quốc gia thì việc giải thích yếu tố quốc tế này của hợp đồng ngoại thương là bế tắc.

    Do vậy, quan điểm về tính quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương trong công ước Viên 1980 mang tính bao quát chung và phù hợp với thực tế hiện nay .

    Theo quan điểm của Việt nam, điều 80 luật thương mại “ hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài “ .

    Tại điều 5 khoản 6 cũng quy định : thương nhân được hiểu là các cá nhân ,pháp nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập và thường xuyên “

    Như vậy để xác định là một hợp đồng mua bán ngoại thương thì chỉ có một quy định là hợp đồng được ký kết với thương nhân nước ngoài . Vấn đề đặt ra là phải xác định thương nhân nước ngoài như thế nào ? theo điều 81 khoản 1 (luật thương mại ):chủ thể nước ngoài là thương nhân và có tư cách pháp lý được xác định theo căn cứ pháp luật mà thương nhân đó mang quốc tịch.

    32. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương.

    Có ba đặc điểm cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương là:

    *Về chủ thể: chủ thể của các hợp đồng mua bán ngoại thương là các thương nhân ở các quốc gia có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau .Chủ thể về phía Việt nam của hợp đồng mua bán ngoại thương là các doanh nghiêp có giấy phép kinh doanh do bộ thương mại cấp.

    *Đối tượng của hợp đồng : hàng hoá đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu của chính phủ , nếu hàng hoá thuộc danh mục quản lý bằng hạn ngạch của chính phủ thì phải có phiếu hạn ngạch trừ những mặt hàng bị cấm nhập theo quy định của chính phủ.

    *Hình thức của hợp đồng: theo luật Việt Nam, hợp đồng mua bán ngoại thương phải được lập bằng văn bản mới có hiệu lực: thư từ, điện tín cũng được coi là văn bản mọi hình thức thoả thuận bằng miệng đều không có giá trị, mọi sửa đổi bổ xung cũng phải được làm bằng văn bản .

    Đặc điểm (2)có thể có mà cũng có thể không : ví dụ hợp đồng mua bán ký kết giữa một doanh nghiệp trong khu chế xuất với một doanh nghiệp ngoài khu chế xuất, được luật pháp coi là hợp đồng mua bán ngoại thương hàng hoá thộc hợp đồng đó không duy chuyển ra khỏi biên giới quốc gia .

    Đặc điểm (3) cũng không phải là điểm tất yếu : ví dụ một doanh nghiệp Việt Nam mua hàng hoá của một doanh nghiệp Nhật Bản, tiền hàng thanh toán bằng đồng yên, đồng tiền này là ngoại tệ với Việt Nam nhưng không phải là ngoại tệ đối với Nhật Bản .

    Vì vậy đặc trưng cơ bản nhất của yếu tố quốc tế ở đây là các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau .

    33. Nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán ngoại thương .

    Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá , Hoặc tuỳ thuộc vào tập quán buôn bán giữa các bên, mà nội dung của hợp đồng có thể khác nhau. Có những hợp đồng đưa ra rất nhiều những điều khoản, điều kiện hết sức chặt chẽ và chi tiết, nhưng có những hợp đồng lại chỉ đưa ra những điều khoản cơ bản nhất và hết sức đơn giản . Nhưng thông thường một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường gồm hai phần là: những điều trình bầy (representations) và các điều khoản, điều kiện (terms and conditions).

    Trong những phần trình bầy người ta ghi:

    (1) số hợp đồng (contract no)

    (2) địa điểm và ngày tháng ký hợp đồng

    (3) tên và địa chỉ của các đương sự

    (4) những định nghĩa dùng trong hợp đồng

    (5) cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng (đây có thể là hiệp định chính phủ, nghị định thư, chí ít người ta cũng đưa ra sự tự nguyện của hai bên khi tham gia kí kết hợp đồng )

    Ví dụ: buyer agrees to buy and the seller agrees to sell the following commodity under the term and conditions stipulated below :

    * Trong phần các điều khoản và điều kiện của hợp đồng bao gồm ba loại điều khoản: điều khoản thường lệ, điều khoản chủ yếu và điều khoản tuỳ nghi.

    - Điều khoản thường lệ : là những điều khoản mà nội dung của nó đã được ghi trong luật, các bên có thể đưa vào trong hợp đồng hay không nhưng mặc nhiên phải chấp nhận .

    - Điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản mà các bên đưa vào hợp đồng, có căn cứ vào sự thoả thuận giữa các bên và trên cở sở khả năng nhu cầu của mỗi bên .

    - Điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng . Đối với hợp đồng mua bán ngoại thương điều khoản này gồm có :

    I) Điều khoản về tên hàng :

    Xuất phát từ hợp đồng mua bán có nhân tố nước ngoài, nên tên gọi hàng hoá rất đa dạng, nó tuỳ thuộc vào ngôn ngữ và thói quen. Trong thực tiễn ký kết hợp đồng cần phải đưa vào tên hàng về mô tả hàng hoá như ghi tên thương mại, tên khoa hoc,vạ tên thông dụng của hàng hoá sản xuất , kèm theo địa điểm sản xuất, tên hãng sản xuất hoặc kèm theo công dụng của chúng

    Ví dụ như than Quảng Ninh, ti vi màu Daewoo, thuốc tiffy trị cảm cúm

    II) Điều khoản về số lượng:

    Điều khoản về số lượng cần ghi chính xác số lượng hàng hoá , hoặc có thể ghi số lượng hàng hoá kèm dung sai. Do tính chất phức tạp của hệ thống đo lường được áp dụng trong thương mại quốc tế , các bên ký kết cần phải thoả thuận chọn và áp dụng tên những đơn vị phổ biến và dễ hiểu để tránh những hiểu lầm đáng tiếc xẩy ra trong giao dịch của mình .

    Đối với đơn vị dùng tính số lượng thì tuỳ vào từng loại sản phẩm và tuỳ thuộc vào tập quán khác nhau ,ví dụ đối với sản phẩm đơn vị dùng để tính là viên , vỉ , lọ hộp , chai, mét tấn .

    Phương pháp quy định trọng lượng gồm: trọng lượng cả bì ,trọng lượng tịnh , trọng lượng thương mại và trọng lượng lý thuyết .

    III) Điều khoản về quy cách phẩm chất .

    Các bên quan hệ của hợp đồng có thể thoả thuận lựa chọn việc xác định quy cách phẩm chất của hàng hoá theo một trong các cách thức sau đây :

    - Mua bán hàng hoá theo phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn ví dụ iso 9000 TCVN . là cơ sở để xác định hàng hoá chất lượng .

    - Mua bán hàng hoá theo catalogue do đặc thù của loại hàng hoá mà các bên có thể trọn cách thức mua bán theo catalog , và catalog này được giữa làm cơ sở để so sánh với chất lượng hàng hoá được giao.

    - Mua bán hàng hoá theo mẫu người bán phải có nghĩa vụ giao hàng cho người mua theo đúng mẫu. Mẫu hàng hoá sẽ là cơ sở để làm đối chứng với hàng hoá được giao , nếu các bên thoả thuận áp dụng cách thức này thì mẫu sẽ phải bảo quản lưu giữ theo nguyên tắc chọn 3 mẫu như nhau cho bên bán, bên mua và bên thứ 3 cất giữ , tất cả các mẫu hàng đó đều phải có xác nhận của các bên, được niêm phong và bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật đối với mẫu.

    IV)Điều khoản giá cả

    Các bên có thể xác định cụ thể trong hợp đồng giá cả của hàng hoá hoặc quy định cách xác định giá cả . Giá cả trong hợp đồng phải được biểu thị rõ về đơn giá ,tổng giá , đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán, điều khoản bảo lưu về giá cả đề phòng rủi ro tăng giá kể từ khi hợp đồng được xác lập cho đến khi các bên thực hiện hợp đồng.

    +Về đồng tiền tính giá : giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của bên xuất khẩu , nước nhập khẩu hoặc nước thứ 3 .

    +Mức giá giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương là giá quốc tế việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại đến doanh nghiệp và lơi ích quốc gia. Vì vậy trước khi ký kết hợp đồng các bên phải xác định theo các nguyên tắc định giá quốc tế.

    + Khi giá quốc tế là giá CIF, nhưng hai bên lại mua bán theo giá FOB người ta quy dẫn như sau;

    FOB= CIF -I - F = CIF -R. CIF (1+ N) - F

    I; là bảo hiểm

    F; là cước phí vận tải

    R; là suất phí bảo hiểm

    N; là % lãi dự tính

    + Khi giá quốc tế là giá FOB, quy dẫn về giá CIF như sau;

    CIF = C +I + R = C +R. CIF. (1N+ ) +F

    CIF - R. CIF (1N+) = C + F

    CIF = CF+/ (1- R1+N())

    C ; là giá vốn hàng hoá

    Có 4 phương pháp quy định giá như sau:

    (1) giá cố định fixed prices ; giá cả được ký kết vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thoả thuận khác

    (2) giá quy định sau ; giá cả không được quy định ngay sau khi ký kết hợp đồng mua bán mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng

    (3) giá cả được xét lại ( revisabale prices) ; giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này vào lúc giao hàng giá cả của hàng hoá đó giao động tới một mức nhất định

    (4) Giá di động ( sliding scale prices ) ; là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đaucồ đề cập đến những biến động về chi phisanr xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng

    V) Điều khoản về thanh toán

    Đây là điều khoản cơ bản mà bất kỳ hợp đồng mua bán nào cũng đều phải có, nó thường tiêu tốn mất nhiều thời gian công sức của các nhà thương lượng đàm phán và thường gây ra nhưỡng vấn đề về tranh chấp giữa các bên.

    Trong điều khoản này cần phải nêu được 3 nội dung sau ;

    * Đồng tiền thanh toán ; có thể là của bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, hoặc nước thứ 3 . Đồng tiền thanh toán có thể không trùng với đồng tiền tính giá và lúc đó phải quy định mức tỷ giá thay đổi . ví dụ trong hợp đồng xuất khẩu gạo cho Nhật Bản giá ghi trong hợp đồng là 2000 yến tấn , nhưng trong điều khoản thanh toán hợp đồng lại quy dịnh trả tiền bằng USD, tỷ giá theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt nam vào thời điểm giao hàng .

    * Thời hạn thanh toán; là thời hạn thoả thuận để trả tiền trước, ngay hoặc sau khi giao hàng

    * Phương thức trả tiền : xuất phát từ việc bảo vệ quyền lợi của mình, các bên có thể sử dụng một trong các phương thức sau ;

    - phương thức thanh toán nhờ thu ( collection )

    - phương thức trrả tiền mặt (cash payment )

    - phương thức chuyển tiền ( ttr , mt/ , dt/ )

    - phương thức tín dụng chứng từ

    VI) Điều khoản về giao hàng

    Nội dung của điều khoản này bao gồm ; thời hạn giao hàng, thời hạn giao hàng, địa điểm phương thức và những quy định giao hàng.

    * Thời hạn giao hàng là thời hạn mà bên bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua . Nếu các bên không có thoả thuận gì thì thời hạn này cũng là lúc di chuyển rủi ro và tổn thất ( nếu có) của hàng hoá từ người bán sang người mua.

    * Địa điểm gao hàng: Địa điểm này luôn gắn chặt với phương thức chuyên trở hàng hoá và điều kiện cơ sở giao hàng ( được qui định trong Intercoms 90), ví dụ: Trong hợp đồng qui định CIF Hải Phòng, điều này cũng đồng nghĩa với việc giao nhận hàng sẽ diễn ra tại cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...