Luận Văn Hoàn thiện về hạch toán kế toán TSCĐVH trong Doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hoàn thiện về hạch toán kế toán TSCĐVH trong Doanh nghiệp




    LỜI MỞ ĐẦU




    Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến việc kinh doanh thì điều mà người ta bàn đến đầu tiên phải là vốn kinh doanh hay tài sản của doanh nghiệp . Trong đó tài sản cố định (TSCĐ) đóng vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong doanh nghiệp sản xuất hay công nghiệp. TSCĐ được chia làm hai loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình (TSCĐVH).
    Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết mọi người chỉ hiểu biết, có thể nói là khá rõ, về TSCĐ hữu hình. Trong khi đó, TSCĐVH cũng là một lĩnh vực thú vị và quan trọng không kém thì người ta chỉ hiểu một cách mơ hồ, thậm chí còn không đề cập, nghiên cứu đến. Điều này một mặt là do những đặc tính của TSCĐVH tạo ra, mặt khác do chế độ tài chính của Việt Nam chưa có những chuẩn mực cụ thể quy định về TSCĐVH.
    Trong thời đại ngày nay khi mà nền kinh tế có những biến chuyển mạnh mẽ từ Công nghiệp sang dịch vụ thì TSCĐVH càng đóng vai trò quan trọng hơn trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và sản xuất. Vì vậy những hiểu biết sâu sắc về TSCĐVH cũng như những tính chất của chúng sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành công hơn trong kinh doanh. Vì vậy, bản thân em chọn đề tài này nghiên cứu nhằm tăng thêm những kiến thức cần thiết mà bất kỳ ai học kế toán cũng cần phải nắm vững.
    Mặc dù vậy, do trình độ còn hạn chế nên em chỉ nghiên cứu một phần nhỏ của vấn đề. Đồng thời trong quá trình nghiên cứu em vẫn rất mong được thầy cô hướng dẫn tận tình. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Đức Cường đã giúp em hoàn thành đề tài này.

    PHẦN I
    Lý luận chung
    Về TSCĐVH và tổ chức hạch toán kế toán TSCĐVH
    1- Lý thuyết chung về TSCĐVH
    1.1- Khái niệm, đặc điểm và điều kiện của một TSCĐVH

    *Khái niệm: TSCĐVH là những TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp ; chi phí về đất sử dụng; chi phí về bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả .
    *Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐVH là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và sẽ bị hao mòn dần về mặt giá trị trong quá trình sử dụng, phần hao mòn đó sẽ dịch chuyển vào chi phí kinh doanh.
    *Điều kiện: Theo chế độ tài chính hiện hành, TSCĐVH phải có đủ các điều kiện sau:
    - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
    - Có giá trị từ 5.000.000 đồng (năm triệu đồng) trở lên;
    - Đồng thời không phải là TSCĐHH.
    1.2-Phân loại TSCĐVH:
    - TSCĐVH là chi phí về đất sử dụng:các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có quyền sử dụng đất và các chi phí để san lấp mặt bằng . sẽ được coi là một TSCĐVH do chúng sẽ mang lại giá trị sử dụng lâu dài - trong suốt quãng đời hoạt động cho doanh nghiệp . Tuy nhiên tiền thuê đất doanh nghiệp phải trả định kỳ sẽ không được vốn hoá mà sẽ được tính trực tiếp vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp ngay trong kỳ phát sinh.
    - TSCĐVH là chi phí thành lập doanh nghiệp : Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình chuẩn bị cho sự thành lập doanh nghiệp , ví dụ như chi phí xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp , các khoản lệ phí phải nộp cho nhà nước, lệ phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu . được coi là một TSCĐVH của doanh nghiệp vì nó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ đời hoạt động của doanh nghiệp .
    - TSCĐVH là chi phí cho bằng phát minh sáng chế: Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để tự nghiên cứu hoặc mua các bằng phát minh sáng chế sẽ được coi là một TSCĐVH của doanh nghiệp do những bằng phát minh sáng chế này sẽ được sử dụng để mang lại lợi ích trong quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp .
    - TSCĐVH là chi phí bản quyền tác giả: Các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được và bảo vệ bản quyền tác giả sẽ được coi là một TSCĐVH của doanh nghiệp do các chi phí này cung cấp cho doanh nghiệp quyền được tái sản xuất và bán các tác phẩm nghệ thuật trong một thời gian dài.
    - TSCĐVH là chi phí về nhãn hiệu: Nhãn hiệu có thể là một từ, một mệnh đề hoặc một biểu tượng nhằm phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác hoặc doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Do vậy các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được và bảo vệ tên hiệu và nhãn hiệu sản phẩm của mình sẽ được coi là một TSCĐVH. Các chi phí này có thể là các chi phí để mua lại hoặc tự nghiên cứu nhãn hiệu, tên hiệu, chi phí đăng ký quyền được bảo hộ nhãn hiệu, tên hiệu về mặt luật pháp, chi phí tư vấn .
    - TSCĐVH là chi phí nhận chuyển giao công nghệ: Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng mà bên nhận chuyển giao công nghệ sẽ được quyền sử dụng các tên hiệu, nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp . của bên chuyển giao. Do đó các chi phí liên quan đến việc nhận chuyển giao công nghệ (giá chuyển giao, lệ phí pháp luật .) sẽ được vốn hoá thành một TSCĐVH của doanh nghiệp .
    - TSCĐVH là chi phí nghiên cứu, phát triển: Theo quy định các chi phí doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các công việc nghiên cứu, thăm dò, xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn . nhằm đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp được coi là một loại TSCĐVH.
    - TSCĐVH là chi phí về lợi thế kinh doanh: là khoản chi cho phần chênh lệch của doanh nghiệp phải trả thêm so với giá trị thực tế của toàn bộ tài sản của một doanh nghiệp khi mua lại doanh nghiệp đó. Phần phải trả thêm này là do ưu thế của đội ngũ nhân viên, uy tín của doanh nghiệp . mang lại. Do vậy, chi phí về lợi thế kinh doanh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai nên nó được coi là một TSCĐVH của một doanh nghiệp .
    1.3- Xác định nguyên giá của TSCĐVH:
    - Chi phí về đất sử dụng: Nguyên giá bao gồm toàn bộ các chi phí thực tế đã chi có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng như:
    + Tiền chi trả một lần để có quyền sử dụng đất.
    + Chi phí đền bù, giải phóng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ .(không kể các công trình xây dựng trên đất).
    - Chi phí thành lập doanh nghiệp : Nguyên giá gồm các chi phí thực tế hợp lệ đã được những người tham gia thành lập doanh nghiệp chi ra, có liên quan đến việc chuẩn bị cho sự khai sinh ra doanh nghiệp như: chi phí cho công tác nghiên cứu, thăm dò, lập dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp , chi phí thành lập dự án, họp thành lập . nếu các chi phí này được những người tham gia thành lập doanh nghiệp xem xét, đồng ý coi như một phần vốn góp của mọi người và được ghi trong vốn điều lệ của doanh nghiệp .
     
Đang tải...