Luận Văn Hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ch

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hệ thống NHTM tại Việt Nam ngày càng mở rộng với sự tham gia của rất nhiều các Ngân hàng nội địa, Ngân hàng nước ngoài và các Ngân hàng liên doanh mới. Điều này đã khiến cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam ngày càng sôi động và cạnh tranh gay gắt. Để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trong môi trường cạnh tranh như vậy đòi hỏi các NHTM trong nước không chỉ thực hiện tốt các hoạt động truyền thống là cho vay và huy động vốn mà cần nỗ lực cố gắng mở rộng và phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại để có thể đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút được nhiều khách hàng. Bảo lãnh ngân hàng (BLNH) là một trong những dịch vụ hiện đại, đã được sử dụng khá phổ biến trên thế giới từ nhiều năm trước. Ở Việt Nam, nghiệp vụ này tuy mới được áp dụng từ năm 1994 nhưng hiện nay trong danh mục các sản phẩm của các NHTM trong nước đều đã có dịch vụ bảo lãnh. Vì vậy, để có thể gia tăng sức cạnh tranh trong việc cung dịch vụ này trong thời gian tới thì việc nâng cao chất lượng và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh đang là yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng thì ngay từ những ngày đầu được thành lập hoạt động bảo lãnh đã được triển khai áp dụng. Mặc dù đây là nghiệp vụ còn mới mẻ với các ngân hàng TMCP Việt Nam, song với uy tín và tiềm lực tài chính của mình, trong những năm qua, ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, đem lại thu nhập đáng kể và dần đưa hoạt động bảo lãnh trở thành một trong những hoạt động chính, không thể thiếu của ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Chính vì vậy, bản thân ngân hàng cũng có những chính sách nhất định để không ngừng hoàn thiện và phát triển hơn nghiệp vụ này.
    Xuất phát từ những điều trên, đồng thời dựa trên kiến thức thực tế về nghiệp vụ bảo lãnh học hỏi được trong thờải PhòngKhóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Cao Thị Thu SV: Nguyễn Mai Phương – Lớp QT1201T Trang 13
    cùng với những kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập tại trường, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng” để làm khóa luận tốt nghiệp.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động bảo lãnh của NHTM. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn để đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng
    - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hải Phòng trong giai đoạn 2009-2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích hoạt động kinh tế, đối chiếu, so sánh, tổng kết thực tiễn và xử lý số liệu.
    5. Kết cấu của khóa luận:
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm ba phần chính sau:
    Chương I: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại.
    Chương II: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Hải Phòng.
    Chương III: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Hải Phòng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...