Thạc Sĩ Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam
    Trang
    Bảng 2.1: Tổng tiêu thụ thép của Việt Nam năm 2007 . 36
    Bảng 2.2: Sản lượng thép của Việt Nam năm 2007 . 37
    Bảng 2.3: Sản xuất thép của các thành viên Hiệp Hội Thép Việt Nam từ năm 2005-2007 45
    Bảng 2.4: Tiêu thụ thép của các thành viên Hiệp Hội Thép Việt Nam từ năm 2005-2007 46
    Bảng 2.5: Giá nhập khẩu bình quân phôi,phế liệu thép từ 2004 -2007 59
    Bảng 3.1: Kết quả dự báo nhu cầu thép của nước ta cho các giai đoạn phát triển 86
    Bảng 3.2: Nhu cầu về thép phân theo khả năng sản xuất trong nước và nhập khẩu 86
    Biểu đồ 2.1: Tiêu thụ thép trong nước năm 2007 . 35
    Biểu đồ 2.2: Sản xuất thép của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam 45
    Biểu đồ 2.3: Tiêu thụ thép của các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Thép Việt Nam 47
    Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biểu diễn số lượng thành viên Hiệp hội phân theo hình thức sở hữu 71
    Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hiệp hội . 20
    Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy hoạt động của Hiệp hội ngành hàng . 21
    Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của Hiệp hội Thép Việt Nam 50
    Sơ đồ 2.2: Hoạt động cung cấp thông tin của Hiệp hội 64
    MỤC LỤC
    Trang
    Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ
    Tóm tắt luận văn
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Hiệp hội các doanh nghiệp
    1.1. Liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 4
    1.1.1. Thực chất và các nguyên tắc tổ chức liên kết kinh tế giữa các DN . 4
    1.1.2. Phân loại các hình thức liên kết kinh tế 8
    1.1.3. Những hạn chế của hoạt động liên kết kinh tế ở Việt Nam 13
    1.2. Hiệp hội các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường . 13
    1.2.1. Thực chất và đặc trưng của Hiệp hội doanh nghiệp . 13
    1.2.2. Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp . 17
    1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp 19
    1.3. Kinh nghiệm hoạt động của một số Hiệp hội ngành hàng và bài học kinh nghiệm 24
    1.3.1. Kinh nghiệm họat động của một số Hiệp hội ngành hàng 24
    1.3.1.1.Hiệp Hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA) 24
    1.3.1.2.Hiệp hội Thủy sản (VASEP) . 27
    1.3.1.3.Hiệp Hội Dệt may Việt Nam (VITAS) 30
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm 31
    Chương 2: Thực trạng tổ chức và họat động của Hiệp hội ThépViệt Nam
    2.1. Tổng quan về ngành thép Việt Nam và quá trình hình thành Hiệp Hội Thép Việt Nam 33
    2.1.1. Tổng quan về ngành thép Việt Nam 33
    2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Hiệp Hội Thép Việt Nam . 40
    2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam 48
    2.2.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy Hiệp hội Thép Việt Nam . 48
    2.2.1.1. Tổ chức nhân sự . 48
    2.2.1.2. Nhiệm vụ hoạt động của bộ máy Hiệp hội . 49
    2.2.2. Thực trạng hoạt động của Hiệp hội Thép Việt Nam 56
    2.2.2.1. Hoạt động bình ổn và thúc đẩy phát triển thị trường thép 56
    2.2.2.2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp 60
    2.2.2.3. Tổ chức và cung cấp thông tin về công nghiệp thép trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp thành viên . 62
    2.2.2.4. Hội thảo khoa học công nghệ, tư vấn đầu tư, tham gia quy hoạch phát triển và tham gia xúc tiến thương mại . 65
    2.2.2.5. Quan hệ quốc tế 66
    2.2.2.6. Phát biểu và kiến nghị với các cơ quản lý Nhà nước . 67
    2.3. Đánh giá tổng quát về tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Thép Việt Nam thời gian qua 69
    2.3.1. Những kết quả tích cực 69
    2.3.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân 74
    2.3.2.1. Những hạn chế, khó khăn . 74
    2.3.2.2. Nguyên nhân 75
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam
    3.1. Quan điểm, phương hướng nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Thép Việt Nam Tổng quan về ngành thép Việt Nam 78
    3.2. Một số giải pháp phát huy vai trò tích cực của Hiệp Hội Thép Việt Nam 82
    3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của Hiệp hội 82
    3.2.2. Củng cố và nâng cao chất lượng các họat động hiện có . 85
    3.2.3. Mở rộng thêm các hoạt động mới 89
    3.2.4. Bảo đảm yêu cầu về tài chính cho hoạt động của Hiệp hội 92
    3.2.5. Tăng cường nhân sự cho Hiệp hội . 95
    3.3. Kiến nghị với Nhà nước 97
    KẾT LUẬN . 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC 1 .
    PHỤ LỤC 2 .
    PHỤ LỤC 3 .

    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
    Trong điều kiện của cơ chế thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vai trò của Nhà nước đối với các doanh nghiệp vẫn cần được đề cao. Tuy nhiên, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà chỉ đề ra định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung, chiến lược phát triển ngành, tạo môi trường thông thoáng, ổn định để các doanh nghiệp phát triển.
    Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hoạt động trong môi trường vừa cạnh tranh vừa liên kết với nhau. Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy mở rộng phạm vi liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp. Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, cần có một tổ chức hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp, hướng các doanh nghiệp mở rộng liên kết theo chương trình chung, đại diện cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ý kiến hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển chung của ngành. Chính vì thế, dẫn đến sự ra đời của các Hiệp hội, hay Hiệp Hội ngành hàng.
    Hiệp Hội Thép Việt Nam được thành lập ngày 6/8/2001 theo Quyết định số 42/2001/QĐ-BTCCBCP của Bộ Nội vụ, là tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và tuân thủ luật pháp của Nhà nước Việt Nam và theo Điều lệ Hiệp hội.
    Mục tiêu hoạt động của Hiệp hội là thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên Hiệp hội thuộc các thành phần kinh tế trong việc xây dựng ngành công nghiệp thép phát triển ổn định và cùng có lợi. Trong bước đầu hoạt động, Hiệp hội Thép đã phát huy những tác động tích cực nhất định tới phát triển các doanh nghiệp thành viên và ngành thép Việt Nam. Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động, Hiệp hội cũng gặp phải không ít khó khăn vướng mắc và chưa phát huy đầy đủ các mục tiêu và yêu cầu đặt ra.
    Xuất phát từ đó, tôi xác định vấn đề phân tích “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Vận dụng những lý thuyết chung về Hiệp Hội các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường vào phân tích đánh giá hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam nhằm xác định được những mặt tích cực, hạn chế khó khăn và đề xuất biện pháp phát huy vai trò tích cực của Hiệp Hội Thép Việt Nam, với tư cách đại diện của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu: Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về tổ chức và họat động của Hiệp hội các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian là của Hiệp Hội Thép Việt Nam, về mặt thời gian là khi thành lập (năm 2001) đến nay
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp luận chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: biện chứng và duy vật.
    Trên cơ sở đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, nghiên cứu so sánh, thống kê tổng hợp.
    5. Những điểm mới mà luận văn quan tâm
    Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết chung về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
    Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của Hiệp hội Thép Việt Nam. Từ đó, xác định những mặt tích cực, hạn chế trong hoạt động của Hiệp hội.
    Xác định những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hiệp hội Thép Việt Nam
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương:
    Chương 1: Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động của Hiệp hội các doanh nghiệp
    Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hiệp Hội Thép Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...