Tiến Sĩ Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2010

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv
    MỞ ĐẦU . 1

    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN . 11
    1.1- Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân 11
    1.2- Khái quát về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân . 23
    1.3- Các nhân tổ ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở một quốc gia 46
    1.4- Kinh nghiệm một số nước về tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân . 48

    Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VIỆT NAM . 63
    2.1- Quá trình hình thành và phát triển 63
    2.2- Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 75
    2.3- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
    Việt Nam 109

    Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VIỆT NAM . 140
    3.1- Cơ hội và thách thức đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam . 140
    3.2- Định hướng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam . 143
    3.3- Mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống
    Quỹ tín dụng nhân dân việt nam 147
    3.4- Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
    Việt Nam 150
    3.5- Một số kiến nghị . 194
    KẾT LUẬN . 199

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 202
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 203

    MỞ ĐẦU
    1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


    Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn 16 năm hoạt động, hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (sau đây viết tắt là QTDND) đã góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của người dân; góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi. Xây dựng và phát triển hệ thống QTDND được xem là một trong những giải pháp hàng đầu trong phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn Việt Nam.
    Mặc dầu đã đạt được những kết quả rất khả quan nhưng hệ thống QTDND cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển bền vững; đặc biệt là trong điều kiện các QTDND với quy mô bé nhỏ nhưng lại phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình TCTD khác. Hệ thống QTDND chỉ có thể vượt qua được những khó khăn, thách thức khi khắc phục được những mặt yếu kém và phát huy được các đặc tính ưu việt của loại hình TCTD hợp tác, nhất là về khả năng liên kết về tổ chức và hoạt động giữa các đơn vị cấu thành hệ thống QTDND. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những điểm yếu nhất hiện nay do tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND chưa được hoàn thiện.
    Nhằm góp phần giải quyết vấn đề bức xúc đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
    Là người được trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống QTDND từ những ngày đầu tiên đến nay, tác giả đã có điều kiện tiếp cận với cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là hệ thống QTD Desjardins ở Québec, Canađa và hệ thống NH HTX Đức. Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn và có tính khả thi cao nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...