Thạc Sĩ Hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời sống con người. Dân chủ là bản chất của chủ nghĩa xã hội, và cũng là bản chất của Nhà nước Việt Nam. Hay nói cách khác, “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức” [1].
    Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, không chỉ để lại những kiến giải sâu sắc về dân chủ và thực hành dân chủ mà Người còn trực tiếp nêu gương về lối ứng xử dân chủ đối với con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống. Lúc sinh thời, Người đã từng nhấn mạnh “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, là chìa khóa vạn năng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội” [24, t.8, tr. 279].
    Xác định đúng đắn tầm quan trọng và vai trò to lớn của dân chủ, trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta đều nhận thức việc thực hành dân chủ rộng rãi sẽ tạo nên sức mạnh to lớn, đảm bảo sự thành công của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, đối với cơ sở việc thực hành dân chủ rộng rãi có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện rõ nhất bản chất dân chủ của Nhà nước ta. Nhằm phát huy đầy đủ, hiệu quả quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngày 18/2/1998 Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Chỉ thị đã xác định: " . để giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền dân chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất’’.



    .

    Vậy, để phát huy những mặt tích cực, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở đặc biệt là dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước vì mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” với mong muốn, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, đồng thời giúp người dân thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mình.



    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6
    3. Giả thuyết nghiên cứu của luận văn. 7
    4. Mục đích nghiên cứu của đề tài 8
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
    6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 9
    7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 9
    8. Phương pháp nghiên cứu. 9
    9. Đóng góp mới của luận văn. 10
    10. Bố cục luận văn. 11
    Chương 1. 12
    1.1. Khái quát về nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12
    1.1.1. Một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mac - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ Xã hội chủ nghĩa. 12
    1.1.2. Dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 26
    1.2. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã và sự tác động của Pháp lệnh tới đời sống nhân dân. 31
    1.2.1. Sự cần thiết của việc ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 31
    1.2.2. Những nội dung cơ bản của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và sự tác động của Pháp lệnh tới đời sống nhân dân. 34
    1.3. Tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. 39
    1.3.1. Khái niệm cơ sở và tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. 40
    1.3.2. Các hình thức thể hiện quyền làm chủ của nhân dân. 43
    1.4. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã 45
    1.4.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã 45
    1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. 47
    1.5. Kinh nghiệm thực hiện dân chủ cơ sở ở Trung Quốc 51
    Tiểu kết chương 1. 54
    Chương 2. 55
    2.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, dân cư tỉnh Bắc Ninh (có biểu số 2.1, 2.2 kèm theo) 55
    2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên. 55
    2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa và xã hội 57
    2.1.3. Đặc điểm về dân cư, dân tộc, tôn giáo. 58
    2.2. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ khi có QCDC ở cơ sở. 59
    2.2.1. Quá trình triển khai, quán triệt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 và các văn bản về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. 60
    2.2.2. Hoạt động của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở. 63
    2.3. Những thành tựu, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện QCDC ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 67
    2.3.1. Những thành tựu đạt được sau 10 năm tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở 67
    2.3.2. Những hạn chế sau 10 năm tổ chức thực hiện QCDC ở cơ sở. 81
    2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 84
    Tiểu kết chương 2. 93
    Chương 3. 94
    3.1. Phương hướng tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 94
    3.1.1. Những căn cứ pháp lý trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã (xã, phường, thị trấn) 94
    3.1.2. Những quan điểm, nguyên tắc cần quán triệt trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã. 95
    3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã những năm tiếp theo 98
    3.2.1. Giải pháp chung. 98
    3.2.2. Giải pháp cụ thể. 102
    3.3. Một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã 110
    Tiểu kết chương 3. 112
    KẾT LUẬN 113
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
    Văn bản quy phạm pháp luật: 115
    Nghị quyết, văn kiện, tài liệu của Đảng: 115
    Sách tham khảo: 116
    Các bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn: 117
    Tài liệu trên các trang Webs: 119
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...