Luận Văn Hoàn thiện tổ chức kế toán vật liệu tại công ty cơ khí may Gia Lâm

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Hoàn thiện tổ chức kế toán vật liệu tại Cty cơ khí may Gia Lâm


    Lời nói đầu

    Mọi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay đều có chung một mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu đó có rất nhiều biện pháp nhưng một trong các biện pháp hiệu quả hơn cả là doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp phải tổ chức mua sắm các yếu tố đầu vào với giá cả hợp lý, chất lượng tốt và sử dụng tiết kiệm có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
    Vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đầu ra. Trong quá trình sản xuất, giá trị vật liệu chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và một phần dưới dạng sản phẩm dở dang do đó chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy việc hạch toán vật liệu một cách chính xác kịp thời, đầy đủ là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp.
    Công ty cơ khí may Gia Lâm là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam. Sản phẩm của công ty bao gồm các loại máy móc thiết bị, phụ tùng trong ngành May, Da giầy và một số sản phẩm dân dụng khác với chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. Để có được các sản phẩm đó công ty đã sử dung rất nhiều loại vật liệu khác nhau do vậy công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở công ty khá phức tạp.
    Qua thời gian thực tập tại công ty cơ khí may Gia Lâm , nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán vật liệu , trên cơ sở những kiến thức đã tích luỹ được, với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo - PGS.TS Phạm Thị Gái, em đã đi sâu nghiên cứu chuyên đề : " Hoàn thiện tổ chức kế toán vật liệu tại công ty cơ khí may Gia Lâm" với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện côngtác kế toán vật liệu tại công ty cũng như công tác kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần:
    Phần I: Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán vật liệu tai công ty cơ khí may Gia Lâm.
    Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán vật liệu tại công ty cơ khí may Gia Lâm.

    Phần I
    những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VẬT LIỆU
    1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vật liệu và yêu cầu quản lý vật liệu trong sản xuất
    * Khái niệm:
    Quá trình lao đông là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động tác động lên đối tượng lao động làm thay đổi hình dáng, kích thước, tính chất lý hoá của đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm với chất lượng ngày càng cao. Theo Mác, để một quá trình sản xuất diễn ra thì phải có đủ ba yếu tố: tư liệu lao động,đối tượng lao động, sức lao động.
    Đối tượng lao động là một trong những điều kiện không thể thiếu đối với qua trình sản xuất . Biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động chính là các loại nguyên vật liệu. Trong đó nguyên liệu là những đối tượng lao động chưa qua chế biến, vật liệu là những đối tượng lao động đã qua chế biến hay vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động.
    * Đặc điểm của vật liệu :
    - Vật liệu thuộc tài sản lưu động, là tài sản dự trữ quan trọng nhất của sản xuất.
    - Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định. Dưới tác động của lao động, vật liệu sẽ bị tiêu hao hoàn toàn hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
    - Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này được thể hiện ở chỗ chi phí vật liệu là chi phí phân bổ một lần.
    * Vai trò của vật liệu trong sản xuất :
    Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu mới tạo ra sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời, chính xác nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề để quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Hơn nữa, đảm bảo cung ứng vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng vật liệu tiết kiệm vật liệu, tăng năng suất lao động. Mặt khác, do giá trị vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ cần một sự biến động nhỏ của vật liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp như doanh thu, giá thành, lợi nhuận.
    Về vốn, vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm. Tiết kiệm vật liệu nghĩa là đã giảm được chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Việc giảm chi phí vật liệu hợp lý có ý nghĩa lớn nhưng yêu cầu là không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
    * Yêu cầu quản lý vật liệu:
    Xuất phát từ đặc điểm quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, đòi hỏi công tác quản lý phải chặt chẽ ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
    - Ở khâu thu mua:
    Mỗi loại nguyên vật liệu có tính chất lý hoá khác nhau, công dụng khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau, do đó thu mua phải làm sao cho đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hao hụt trong định mức, đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa và phải đảm bảo đúng tiến độ thời gian, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    - Ở khâu bảo quản:
    Phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân, đo, đong, đếm, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn.
    - Ở khâu dự trữ:
    Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối thiểu, tối đa để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
    - Ở khâu sử dụng:
    Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cần sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi phí. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, lợi nhuận tích luỹ cho doanh nghiệp.
    * Vai trò của vật liệu trong sản xuất :
    Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu mới tạo ra sản phẩm. Vì vậy, đảm bảo cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời, chính xác nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề để quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Hơn nữa, đảm bảo cung ứng vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng vật liệu tiết kiệm vật liệu, tăng năng suất lao động. Mặt khác, do giá trị vật liệu chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm nên chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Vì vậy, chỉ cần một sự biến động nhỏ của vật liệu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến những chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp như doanh thu, giá thành, lợi nhuận.
    Về vốn, vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động đặc biệt là vốn dự trữ. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động và điều đó không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm. Tiết kiệm vật liệu nghĩa là đã giảm được chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận doanh nghiệp . Việc giảm chi phí vật liệu hợp lý có ý nghĩa lớn nhưng yêu cầu là không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
    Vai trò và nhiệm vụ của kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất:
    Kế toán vật liệu là việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, baỏ quản, nhập, xuất, tồn kho vật liệu. Hạch toán vật liệu là công cụ đắc lực giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình cụ thể về vật liệu để đề ra hướng chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Hạch toán vật liệu chính xác, kịp thời, đầy đủ thì lãnh đạo doanh nghiệp mới nắm được chính xác tình hình thu mua, dự trữ, xuất dùng vật liệu từ đó đề ra biện pháp quản lý vật liệu thích hợp. Cũng thông qua số liệu kế toán, các nhà quản lý biết được số lượng, giá trị của từng loại vật liệu để có kế hoạch cung ứng kịp thời phục vụ cho sản xuất, hạn chế sự hao hụt lãng phí, đảm bảo sử dụng vật liệu một cách tiết kiệm nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất.
    Để phát huy hết vai trò của mình đối với việc quản lý vật liệu thì kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
    - Thực hiện đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
    - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp, để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
    - Tham gia vào việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua vật liệu, tình hình thanh toán với người bán và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh.


     
Đang tải...