Thạc Sĩ Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Mĩ 

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sinh viên: Hoàng Thị Thanh.
    Lớp QTL701K Page 7

    LỜI MỞ ĐẦU
    T rong các khâu quản lý tại doanh nghiệp có thể nói công tác quản lý hạch
    toán tài sản cố định là một trong những mắt xích quan trọng nhất của doanh
    nghiệp. Tài sản cố định là điều kiện cơ bản, là nền tảng của quá trình sản xuất
    kinh doanh trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản,
    vốn doanh nghiệp. Giá trị tài sản ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của doanh
    nghiệp, nhất là trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, giá trị
    tài sản ngày càng lớn thì yêu cầu quản lý sử dụng ngày càng chặt chẽ, khoa học
    và hiệu quả hơn. Nên trong nhiều doanh nghiệp hiện nay, vấn đề nâng cao hiệu
    quả của việc sử dụng tài sản cố định đặc biệt được quan tâm. Kế toán là một
    trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý tài sản cố định của
    một doanh nghiệp. Kế toán cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình tài
    sản cố định của doanh nghiệp trên nhiều góc độ khác nhauđể giúp các nhà quản
    lý sẽ có được những phân tích chuẩn xác để ra những quyết định kinh tế.
    Công ty TNHH Toàn Mĩ là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây
    dựng và kinh doanh, sửa chữa ô tô nên tài sản cố định đóng một vai trò quan.
    Trong những năm qua, công ty đã mạnh dạn đầu tư vốn vào các loại tài sản cố
    định, đồng thời từng bước hoàn thiện quá trình hạch toán kế toán tài sản cố định.
    Ngoài lời nói đầu, kết luận khóa luận tốt nghiệp của em gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận chung về tổ chức kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Toàn Mĩ.
    Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố
    định tại công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn Mĩ.



    Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Hoàng Thị Thanh.
    Lớp QTL701K Page 8
    CHƯƠNG 1
    CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC
    KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP.

    1.1 Những vấn đề cơ bản về tài sản cố định trong doanh nghiệp.
    1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định.
    Khái niệm, đặc điểm
    Tài sản cố định là một bộ phận của tư liệu sản xuất, giữ vai trò tư liệu lao đông
    chủ yếu của quá trình sản xuất. Chúng được coi là cơ sở vật chất kỹ thuật có vai
    trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,là điều kiện tăng năng suất
    lao động xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân.
    Từ góc độ vi mô, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính là yếu
    tố để xác định quy mô và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
    Từ góc độ vĩ mô, đánh giá về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn
    bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?
    Chính vì vậy, trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng cũng
    như của toàn bộ nền kinh tế nói chung, tài sản cố định là cơ sở vật chất và có vai
    trò cực kì quan trọng. Việc cải tiến, hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả tài
    sản cố định là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của
    các doanh nghiệp và của nền kinh tế.
    Nhận thức đúng đắn về vai trò của TSCĐ chính là lý luận đầu tiên xây dựng
    nên khái niệm về TSCĐ.
    Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật
    chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều
    chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên hình thái
    vật chất ban đầu và được chuyển dần giá trị tài sản vào giá thành sản phẩm.
    Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn và tái
    tạo TSCĐ mới phục vụ cho kỳ sản xuất, kinh doanh tiếp theo như nhà cửa, vật
    kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải .
    Tài sản mua về phải thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được gọi là tài
    sản cố định hữu hình. Theo điều 3 của thông tư 45/2013/TT – BTC thì tài sản cố
    định phải thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây:
    -) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
    -) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Hoàng Thị Thanh.
    Lớp QTL701K Page 9
    -) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ
    30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
    Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện
    một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô
    hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực
    tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế,
    bản quyền tác giả .
    Phân loại tài sản cố định
    TSCĐ trong công ty có nhiều loại vì vậy để thuận tiện cho công tác quản lí và
    hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp cần phân loại TSCĐ và được phân theo
    nhiều tiêu thức khác nhau như theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo
    tình hình sử dụng mỗi 1 cách phân loại sẽ đáp ứng những nhu cầu quản lý
    nhất định và có những tác dụng riêng của nó.
    * Theo hình thái biểu hiện:
    - Tài sản cố định hữu hình:
    Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời
    gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ
    nguyên hình thái vật chất ban đầu. Thuộc về loại này gồm có:
    - Nhà cửa vật kiến trúc: bao gồm các công trình xây dựng cơ bản như: nhà cửa,
    vật kiến trúc, trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công
    trình trang trí cho nhà cửa, đường băng sân bay, cầu tầu, cầu cảng, các công
    trình cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, đường sắt, đường băng sân bay, cầu
    tầu, cầu cảng phục vụ cho hạch toán sản xuất kinh doanh.
    - Máy móc thiết bị: bao gồm các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh
    doanh: máy móc chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, giàn khoan trong lĩnh
    vực dầu khí, cần cẩu, dây chuyền thiết bị công nghệ, những máy móc đơn lẻ.
    - Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: là các phương tiện dùng để vận tải
    gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường
    ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống
    nước, băng tải như các loại đầu máy, đường ống và phương tiện khác( ô tô, máy
    kéo, xe tải, ống dẫn )
    - Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: bao gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho
    quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Hoàng Thị Thanh.
    Lớp QTL701K Page 10
    tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống
    mối mọt, máy điều hoà, .
    - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: bao gồm các loại cây lâu năm(
    cà phê, chè, cao su,vườn cây ăn quả ) súc vật nuôi để lấy sản phẩm( bò sữa,
    súc vật sinh sản )
    - Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê
    vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật
    - Tài sản cố định vô hình:
    Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh
    nghiệp nắm giữ, sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ
    hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố
    định vô hình. Thuộc về tài sản cố định vô hình có: quyền sử dụng đất, quyền
    phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi
    tính, giấy phép nhượng quyền, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản
    phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
    phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, kiểu dáng công
    nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên
    thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống, .
    Phương thức phân loại theo hình thái biểu hiện có tác dụng giúp doanh nghiệp
    nắm được những tư liệu lao động hiện có với gía trị và thời gian sử dụng bao
    nhiêu, để từ đó có phương hướng sử dụng TSCĐ có hiệu quả.
    * Theo quyền sở hữu:
    Theo cách này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được phân thành TSCĐ tự có và
    thuê ngoài :
    - TSCĐ tự có: là những TSCĐ xây dựng, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn
    của doanh nghiệp do ngân sách cấp, do đi vay của ngân hàng, bằng nguồn vốn
    tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh
    - TSCĐ đi thuê: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê ngoài để phục vụ cho
    yêu cầu sản xuất kinh doanh.
    Với cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được những TSCĐ nào mà mình
    hiện có và những TSCĐ nào mà mình phải đi thuê, để có hướng sử dụng và mua
    sắm thêm TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
    * Theo nguồn hình thành:
    Theo cách phân loại này TSCĐ được phân thành: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Hoàng Thị Thanh.
    Lớp QTL701K Page 11
    - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn được ngân sách cấp hay cấp trên
    cấp
    - TSCĐmua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp( quĩ
    phát triển sản xuất , quĩ phúc lợi )
    - TSCĐ nhận vốn góp liên doanh.
    Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành, cung cấp được các thông tin về cơ cấu
    nguồn vốn hình thành TSCĐ. Từ đó có phương hướng sử dụng nguồn vốn khấu
    hao TSCĐ một cách hiệu quả và hợp lý.
    * Theo tình hình sử dụng:
    Tài sản cố định được phân thành các loại sau:
    - Tài sản cố định đang sử dụng: đó là những tài sản cố định đang trực tiếp tham
    gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hay đang sử dụng với
    những mục đích khác nhau của những doanh nghiệp khác nhau.
    - Tài sản cố định chờ xử lý: bao gồm các tài sản cố định không cần dùng, chưa
    cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không còn phù hợp với việc sản
    xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc tài sản cố định tranh chấp chờ giải
    quyết. Những tài sản cố định này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng
    cho việc đầu tư và đổi mới tài sản.
    Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng giúp doanh nghiệp nắm được
    những tài sản cố định nào đang sử dụng tốt, những tài sản cố định nào không sử
    dụng nữa để có phương hướng thanh lý thu hồi vốn cho doanh nghiệp.
    Mặc dù tài sản cố định được phân thành từng nhóm với đặc trưng khác nhau
    nhưng trong việc hạch toán thì tài sản cố định phải được theo dõi chi tiết cho
    từng tài sản cụ thể và riêng biệt, gọi là đối tượng ghi tài sản cố định. Đối tượng
    ghi tài sản cố định là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống
    gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau thực hiện một hay một số chức năng
    nhất định.
    1.1.2. Đánh giá tài sản cố định.
    Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định. Việc
    ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả ba chỉ tiêu về giá trị là nguyên giá, giá
    trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản cố định.
    1.1.2.1 Nguyên giá TSCĐ
    Nguyên giá TSCĐ hữu hình: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ
    ra để có TSCĐ hữu hình và đưa về trạng thái sẵn sàng sử dụng . Kế toán phải Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Hoàng Thị Thanh.
    Lớp QTL701K Page 12
    theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành,
    nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định như sau:
    a) TSCĐ hữu hình do mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua (trừ các khoản
    được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các
    khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản
    vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận
    chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ các khoản thu hồi về
    sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực
    tiếp khác.
    Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
    thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtính theo phương pháp khấu trừ thì kế toán
    phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế.
    Đối với TSCĐ mua sắm dùng vào sản xuất, kinh doanh hành hoá, dịch vụ
    thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương
    pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình, dự án hoặc
    dùng cho hoạt động phúc lợi, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo tổng giá thanh
    toán đã có thuế GTGT.
    b) Tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao
    thầu: nguyên giá là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy
    chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Đối với tài sản cố định là con súc vật
    làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi
    phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi
    đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây
    dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan.
    c) Tài sản cố định hữu hình mua trả chậm, trả góp: Nguyên giá được phản ánh
    theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả
    chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh
    theo kỳ hạn thanh toán.
    d) TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá là giá thành thực tế
    của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng với chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường
    hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ
    thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng với các chi phí trực tiếp liên
    quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí không
    hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác
     
Đang tải...