Thạc Sĩ Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH quốc t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ
    TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
    TRONG DOANH NGHIỆP . 2
    1.1.Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
    trong doanh nghiệp 2
    1.1.1. Khái niệm về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh
    nghiệp 2
    1.1.1.1. Doanh thu . 2
    1.1.1.2. Chi phí 3
    1.1.1.3.Xác định kết quả kinh doanh . 4
    1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
    trong doanh nghiệp 4
    1.1.3.Vai trò và ý nghĩa của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh trong doanh nghiệp . 5
    1.1.4.Nội dung tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh trong doanh nghiệp . 6
    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI
    PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
    QUỐC TẾ SIN JOO BO VIỆT NAM . 26
    2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam 26
    2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo
    Việt Nam . 26
    2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty . 27
    2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty . 28
    2.2. Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam . 32
    2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài
    chính, thu nhập khác: 32
    2.2.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 32
    2.2.1.2. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 37
    2.2.1.3. Kế toán thu nhập khác: 41
    2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác: 42
    2.2.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán 42
    2.2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng . 47
    2.2.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp . 52
    2.2.2.4. Kế toán chi phí tài chính 57
    2.2.2.5. Kế toán chi phí khác . 61
    2.2.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 62
    CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ
    TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
    TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ SIN JOO BO VIỆT NAM . 74
    3.1 Đánh giá chung về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
    kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam . 74
    3.1.1 Kết quả đạt được 74
    3.1.2 Hạn chế . 75
    3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác
    định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam 76
    3.2.1. Hoàn thiện chứng từ kế toán: 76
    3.2.2. Hoàn thiện tài khoản kế toán: 76
    3.2.3. Hoàn thiện sổ sách kế toán: . 76
    3.2.4. Áp dụng chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán: 85
    3.2.5. Sử dụng phần mềm kế toán: 86
    KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
    Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Đặng Thị Phương Hạnh – Lớp: QT1504K Page 1
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập hợp tác
    quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, mỗi doanh nghiệp dù ở bất cứ thành
    phần kinh tế nào, ở bất cứ ngành nghề nào, đều phải đối mặt với những khó
    khăn thử thách và những sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi mỗi doanh
    nghiệp đều phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng
    vốn, nâng cao năng lực quản lý, khả năng sử dụng nguồn nhân lực và tài sản của
    doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực quản lý, doanh nghiệp phải sử dụng hàng
    loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó vấn đề lớn nhất mà doanh nghiệp
    quan tâm là làm thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất tức là tối đa
    hóa được lợi nhuận và giảm thiểu hóa chi phí.
    Nhận thức được điều đó, qua một thời gian thực tập, tìm hiểu về việc tổ
    chức kế toán tài chính tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam, được sự
    hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Trần Thị Thanh Phương và được các anh
    chị trong phòng kế toán của công ty tạo điều kiện, giúp đỡ, em đã lựa chọn đề tài
    khóa luận tốt nghiệp: “ Hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác
    định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam”.
    Khóa luận của em gồm 3 chương:
    CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán doanh thu, chi phí
    và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
    CHƯƠNG 2: Thực trạng tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
    kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt Nam
    CHƯƠNG 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán doanh thu, chi
    phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH quốc tế Sin Joo Bo Việt
    Nam.
    Do thời gian còn nhiều hạn chế, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tế chưa
    nhiều nên báo cáo của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được
    sự đóng góp và ý kiến của các thầy cô giáo để bài khóa luận của em được hoàn
    thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
    Sinh viên
    Đặng Thị Phương Hạnh Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Đặng Thị Phương Hạnh – Lớp: QT1504K Page 2
    CHƯƠNG 1
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN
    DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
    DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
    1.1.Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh trong doanh nghiệp
    1.1.1. Khái niệm về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong doanh
    nghiệp
    1.1.1.1. Doanh thu
    - Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
    kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của
    doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
    - Doanh thu thuần: Là khoản doanh thu bán hàng sau khi trừ các khoản giảm
    trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả
    lại, các loại thuế không được hoàn lại.
    - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị hợp lý của các
    khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ phát
    sinh như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả
    các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán ( nếu có)
    - Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
    Hàng bán bị trả lại: Là số hàng đã được coi là tiêu thụ nhưng bị người mua từ
    chối , trả lại do không tôn trọng hợp đồng kinh tế như đã ký kết.Hàng bán bị trả
    lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lí do trả lại hàng, số lượng
    hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn(nếu trả lại toàn bộ) hoặc
    bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần).
    Giảm giá hàng bán: Là số tiền giảm trừ cho khách ngoài hoá đơn hay hợp đồng
    cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt như hàng kém phẩm chất , không
    đúng quy cách , giao hàng không đúng thời gian địa điểm trong hợp đồng
    Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách
    hàng mua với khối lượng lớn.
    Thuế và các khoản thuế không được hoàn lại:
    +Thuế tiêu thụ đặc biệt: được tính cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng
    mà nhà nước không khuyến mãi như: rượu, bia, thuốc lá, vàng mã, bài lá, . Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Đặng Thị Phương Hạnh – Lớp: QT1504K Page 3
    +Thuế xuất khẩu: được tính cho tất cả các tổ chức, cá nhân bán, trao đổi hàng
    hóa, dịch vụ với nước ngoài
    +Thuế GTGT trực tiếp: đơn vị áp dụng thuế GTGT trực tiếp thì kế toán không
    sử dụng các TK133, 3331 để theo dõi khoản thuế bán ra và thuế mua vào. Cuối
    mỗi tháng, kế toán phải tổng hợp được doanh số bán ra và doanh số mua vào để
    tính số thuế GTGT còn phải nộp cho nhà nước
    - Doanh thu hoạt động tài chính: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế mà doanh
    nghiệp thu được trong kỳ hạch toán phát sinh liên quan tới hoạt động tài chính,
    bao gồm những khoản thu về tiền lãi, tiền bản quyền cổ tức, lợi nhuận được
    chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.
    - Thu nhập khác: là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
    ngoài,các hoạt động tạo ra doanh thu.
    1.1.1.2. Chi phí
    - Chi phí: Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí cho hoạt
    động kinh doanh, hoạt động khác mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện các hoạt
    động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
    - Giá vốn hàng bán: là giá trị vốn sản phẩm,vật tư hàng hóa, lao vụ, dịch vụ
    tiêu thụ. Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ là giá thành sản xuất hay chi
    phí sản xuất. với hàng hóa tiêu thụ giá vốn bao gồm giá mua của hàng hóa tiêu
    thụ cộng với chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ.
    - Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
    phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
    - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động
    quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, quản lý điều hành chung toàn doanh
    nghiệp.
    - Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí đầu tư tài chính
    hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi
    vay vốn, giao dịch chứng khoán, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá
    đầu tư chứng khoán nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm
    thu nhập nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
    - Chi phí khác: là những khoản chi phí khác phát sinh do các sự kiện hay các Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Đặng Thị Phương Hạnh – Lớp: QT1504K Page 4
    nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp như chi phí
    nhượng bán, thanh lý TSCĐ, . Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt
    thuế .
    - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế TNDN là loại thuế trực thu, thu
    trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.
    Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế * Thuế suất thuế TNDN
    1.1.1.3.Xác định kết quả kinh doanh
    - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là kết quả cuối cùng của hoạt động
    sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong một kỳ kế toán, là số chênh
    lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã xảy ra
    trong doanh nghiệp.
    Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lãi, ngược lại nếu
    tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp lỗ.
    Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
    - Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là tổng số chênh lệch giữa doanh
    thu thuần với giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán
    hàng.
    - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa doanh thu tài chính với
    chi phí tài chính.
    - Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác
    với chi phí khác.
    1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh trong doanh nghiệp
    - Theo dõi tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng
    hóa cả về số lượng, chất lượng, chủng loại.
    - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả từng hoạt động, giám sát tình hình
    thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
    - Theo dõi các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và các khoản
    chi phí của từng hoạt động như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
    giá vốn hàng bán .Đồng thời kiểm soát việc thu hồi công nợ của khách hàng. Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Đặng Thị Phương Hạnh – Lớp: QT1504K Page 5
    - Cung cấp các thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho việc lập báo cáo tài
    chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến bán hàng, xác định
    và phân phối kết quả kinh doanh, xác lập quá trình luân chuyển chứng từ.
    - Lựa chọn đúng phương pháp tính giá vốn hàng bán để đảm bảo độ chính
    xác của chỉ tiêu lãi gộp hàng hóa.
    - Đưa ra các giải pháp để thúc đẩy bán hàng, thu tiền hàng, tăng nhanh vòng
    quay vốn, cung cấp cho lãnh đạo nhanh chóng, thường xuyên, nhạy bén các
    thông tin về mua hàng, thanh toán tiền hàng, giá cả, lượng hàng tồn kho để lãnh
    đạo nghiên cứu, có căn cứ cho những quyết định chỉ đạo điều hành hoạt động
    mua bán kinh doanh của doanh nghiệp.
    1.1.3.Vai trò và ý nghĩa của kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả
    kinh doanh trong doanh nghiệp
    Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh
    nghiệp có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Từ
    kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược
    sản xuất, những phương hướng phát triển cho doanh nghiệp làm sao cho doanh
    thu của doanh nghiệp đạt được hiệu quả mong muốn, giảm chi phí ở mức thấp
    nhất có thể.
    Để kế toán phát huy được vai trò của mình, đòi hỏi doanh nghiệp phải
    không ngừng cải thiện và hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán. Công tác kế toán
    doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa đối với các bên
    liên quan như sau:
    Đối với doanh nghiệp:
    Công tác này giúp thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các nhà quản trị
    doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
    nghiệp mình. Trên cơ sở đó đưa ra những quyết định, phương hướng phát triển
    cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
    Đối với các nhà đầu tư:
    Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là cơ sở để
    các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để
    từ đó đưa ra những quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
    Đối với các trung gian tài chính: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
    Sinh viên: Đặng Thị Phương Hạnh – Lớp: QT1504K Page 6
    Đối với ngân hàng, các công ty cho thuê tài chính thì công tác kế toán doanh
    thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là điều kiện tiên quyết để họ tiến
    hành thẩm định, đánh giá tình hình tài chính nhằm đưa ra quyết định có nên cho
    vay hay không đối với doanh nghiệp đó.
    Đối với nhà nước:
    - Cơ quan thuế xác định các khoản thuế phải thu, đảm bảo nguồn thu cho ngân
    sách quốc gia từ số liệu về doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh của
    doanh nghiệp. Từ đó, nhà nước đảm bảo điều kiện về chính trị- an ninh- xã hội
    tốt nhất, tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
    - Thông báo tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của các doanh nghiệp,
    các nhà hoạch định chính sách quốc gia sẽ có cơ sở để đề ra các giải pháp phát
    triển nền kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động thông qua chính
    sách thuế và các khoản trợ cấp, trợ giá.
    - Đối với DN có nguồn vốn nhà nước, việc xác định doanh thu, chi phí và xác
    định kết quả kinh doanh không những đem lại nguồn thu cho ngân sách mà còn
    đảm bảo nguồn vốn đầu tư của nhà nước không bị thất thoát.
    Đối với các cơ quan quản lý vĩ mô nền kinh tế:
    Nó giúp cho các nhà hoạch định chính sách của nhà nước có thể tổng hợp, phân
    tích số liệu và đưa ra các thông số cần thiết giúp chính phủ có thể điều tiết nền
    kinh tế ở tầm vĩ mô được tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
    1.1.4.Nội dung tổ chức kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh
    doanh trong doanh nghiệp
    1.1.4.1. Kế toán doanh thu
    1.1.4.1.1.Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
    Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng:
    Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 đ
     
Đang tải...