Luận Văn Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo thực tập tốt nghiệp
    Đề tài: Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết bị điện Ngọc Hoa
    Định dạng file word


    Lời nói đầu

    Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ta hiện nay, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có quyền tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách độc lập tự chủ theo qui định của pháp luật. Họ phải tự hạch toán và đảm bảo doanh nghiệp mình hoạt động có lợi nhuận, và phát triển lợi nhuận đó, từ đó nâng cao lợi ích của doanh nghiệp, của người lao động. Đối với nhân viên, tiền lương là khoản thù lao của mình sẽ nhận được sau thời gian làm việc tại Công ty. Còn đối với Công ty đây là một phần chi phí bỏ ra để có thể tồn tại và phát triển được. Một Công ty sẽ hoạt động và có kết quả tốt khi kết hợp hài hoà hai vấn đề này.
    Do vậy, việc hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Hạch toán chính xác chi phí về lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu về số lượng, thời gian lao động và xác định kết quả lao động. Qua đó nhà quản trị quản lý được chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Mặt khác công tác hạch toán chi phí về lao động cũng giúp việc xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đồng thời nhà nước cũng ra nhiều quyết định liên quan đến việc trả lương và các chế độ tính lương cho người lao động. Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp có đặc thù sản xuất và lao động riêng, cho nên cách thức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở mỗi doanh nghiệp cũng sẽ có sự khác nhau. Từ sự khác nhau này mà có sự khác biệt trong kết quả sản xuất kinh doanh của mình.
    Từ nhận thức như vậy nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH thiết bị điện Ngọc Hoa em đã chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết bị điện Ngọc Hoa” để nghiên cứu thực tế và viết thành chuyên đề này. Với những hiểu biết còn hạn chế và thời gian thực tế quá ngắn ngủi, với sự giúp đỡ của lãnh đạo Công ty và các anh chị trong phòng kế toán Công ty, em hy vọng sẽ nắm bắt được phần nào về sự hiểu biết đối với lĩnh vực kế toán tiền lương trong Công ty.
    Bài viết được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp sản xuất.
    Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết bị điện Ngọc Hoa.
    Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết bị điện Ngọc Hoa.
    Bài viết này đã được hoàn thành với sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo Đỗ Thị Thu Phương và các anh chị tại phòng kế toán của Công ty TNHH thiết bị điện Ngọc Hoa.



    Chương 1
    Cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty tnhh thiết bị điện ngọc hoa.

    1.1 - Một số vấn đề cơ bản về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
    1.1.1. Tiền lương:
    1.1.1.1. Khái niệm:
    Trong nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động), sức lao động là hàng hoá, do vậy tiền lương là giá cả của sức lao động. Khi phân tích nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà các quan hệ thị truờng thống trị mọi quan hệ kinh tế, xã hội khác. CácMác viết “tiền công không phải là giá trị hay giá cả của sức lao động mà chỉ là hình thái cải trang của giá trị hay giá cả sức lao động”
    Tiền lương phản ánh nhiều quan hệ kinh tế, xã hội khác nhau. Tiền lương trước hết là số tiền mà nguời sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho nguời lao động (người bán sức lao động). Đó là quan hệ kinh tế của tiền lương. Mặt khác, do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động mà tiền lương không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội rất quan trọng, liên quan đến đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội
    Trong quá ttrình hoạt động, nhất là trong hoạt động kinh doanh, đối với các chủ doanh nghiệp tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tiền lương luôn luôn được tính toán quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ phần thu nhập chủ yếu với đại đa số lao động trong xã hội có ảnh hưởng đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích hết thảy của người lao động. Mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần kinh tế.
    + Trong thành phần kinh tế nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp (khu vực lao động được nhà nước trả lương), tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp quốc doanh, các cơ quan, tổ chức của nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế chính sách của nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang lương, bảng lương do nhà nước qui định.
    + Trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động chi phối rất lớn của thị trường và thị trường sức lao động. Tiền lương khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của chính phủ và là những giao dịch trực tiếp giữa chủ và thợ, những “mặc cả” cụ thể giữa một bên làm thuê và một bên đi thuê. Những hợp đồng lao động này tác động trực tiếp đến phương thức trả công.
    Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất tiêu dùng, quan hệ trao đổi. Do vậy chính sách tiền lương thu nhập luôn luôn là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia.
    Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm của tiền lương:
    + Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào năng xuất lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm việc .ngay trong quá trình lao động.
    + Tiền lương thực tế: Được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động được hưởng lương và có thể mua được bằng tiền lương thực tế đó.
    1.1.1.2. Vai trò, chức năng của tiền lương:
    + Chức năng tái sản xuất sức lao động:
    Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua lương. Bản chất của sức lao động là sản phẩm lịch sử luôn được hoàn thiện và nâng cao nhờ thường xuyên được khôi phục và phát triển, còn bản chất của tái sản xuất sức lao động là có được một tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể duy trì và phát triển sức lao động mới (nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ sau), tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao trình độ, hoàn thiện kỹ năng lao động.
    + Chức năng là công cụ quản lý của doanh nghiệp:
    Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị là lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu đó họ phải biết kết hợp nhịp nhàng và quản lý một cách có nghệ thuật các yếu tố trong quá trình kinh doanh. Người sử dụng lao động có thể tiến hành kiểm tra giám sát, theo dõi người lao động làm việc theo kế hoạch, tổ chức của mình thông qua việc chi trả lương cho họ, phải đảm bảo chi phí mà mình bỏ ra phải đem lại kết quả và hiệu quả cao nhất. Qua đó người sử dụng lao động sẽ quản lý chặt chẽ về số lượng và chất lượng lao động của mình để trả công xứng đáng cho người lao động.
    + Chức năng kích thích lao động (đòn bẩy kinh tế):
    Với một mức lương thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng xuất lao động. Khi được trả công xứng đáng người lao động sẽ say mê, tích cực làm việc, phát huy tinh thần làm việc sáng tạo, họ sẽ gắn bó chặt chẽ trách nhiệm của mình với lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy, tiền luơng là một công cụ khuyến khích vật chất, kích thích người lao động làm việc thực sự có hiệu quả cao.
    1.1.1.3. Quỹ tiền lương:
    Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm nhiều khoản như lương thời gian (tháng, ngày, giờ), lương sản phẩm, phụ cấp (chức vụ, đắt đỏ, khu vực .), tiền thưởng trong sản xuất. Quỹ tiền lương (hay tiền công) bao gồm nhiều loại, tuy nhiên về hạch toán có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.

    1.1.2. Các khoản trích theo lương:
    1.1.2.1. Bảo hiểm xã hội:
    1.1.2.1.1. Khái niệm:
    Bảo hiểm xã hội(BHXH) là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội mà nhà nước đảm bảo trước pháp luật cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. BHXH là sự đảm bảo về mặt vật chất cho người lao động, thông qua chế độ BHXH nhằm ổn định đời sống của người lao động và gia đình họ. BHXH là một hoạt động mang tính chất xã hội rất cao. Trên cơ sở tham gia, đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự quản lý bảo hộ của nhà nước. BHXH chỉ thực hiện chức năng đảm bảo khi người lao động và gia đình họ gặp rủi ro như ốm đau, tuổi già, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, chết.
    Theo công ước 102 về BHXH và tính chất lao động quốc tế gồm:
    + Chăm sóc y tế
    + Trợ cấp ốm đau
    + Trợ cấp thất nghiệp
    + Trợ cấp tuổi già
    + Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    +Trợ cấp gia đình
    + Trợ cấp thai sản, tàn tật
    Hiện nay ở Việt Nam đang thực hiện các loại nghiệp vụ bảo hiểm sau:
    + Trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau
    + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
    + Trợ cấp mất sức lao động, Trợ cấp tàn tật
    1.1.2.1.2. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH):
    Là một khoản tiền trích lập người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ mất sức, nghỉ hưu. Quỹ BHXH được trích lập theo một tỷ lệ phần trăm nhất định của chế độ tài chính Nhà nước quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ theo mức



    Tài liệu tham khảo
    1. Lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính (PTS. Phạm Văn Công-NXB tài chính Hà Nội 2000)
    2. Chế độ báo cáo tài chính (Bộ tài chính – NXB tài chính Hà Nội 2000)
    3. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý lao động tiền lương (NXB chính trị – Quốc gia 1995)
    4. Chi phí tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (Bùi Tiến Quý-Vũ Quang Thọ-NXB chính trị Quốc gia 1997)
    5. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới (Tập 1, tập 2, tập 3-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam -1997)
    6. Hệ thống các văn bản hiện hành lao động – Việt Nam tiền lương, BHXH (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 1997)
    7. Tạp chí lao động xã hội
    8. Luận văn tốt nghiệp 2002 (Đại học Tài chính Kế toán).
    9. Giáo trình Kế toán tài chính của PGS.TS Ngô Thế Chi; TS Nguyễn Đình Đỗ – Trường đại học Tài chính Kế toán
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...