Báo Cáo Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Quản lý và

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU




    Với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã thực sự tạo ra một bước ngoặt lớn đối với tổ chức kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Đứng trước thực trạng đó, để phù hợp với cơ chế kinh tế mới, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để tự tồn tại và phát triển.
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đứng trong một môi trường cạnh tranh. Cạnh tranh về vốn, về kỹ thuật, về quy trình công nghệ, về năng lực quản lý, về lao động để mang lại lợi nhuận ngày càng cao.
    Đó là một quy luật khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường. Để sản xuất kinh doanh cần tư liệu lao động, đối tượng lao động và chất lượng lao động. Thiếu một trong ba yếu tố đó quá trình sản xuất sẽ không diễn ra, nếu xét về yếu tố quan trọng thì lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất. Không có sự tác động của con người vào tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất không phát huy được tác dụng.
    Để duy trì được yếu tố lao độngtrong từng doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý chính sách về lao động tiền lương. Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên là khoản thù lao để bù đắp cho sức lao động đã hao phí tái tạo sức lao động nhờ đó người lao động có những điều kiện cần thiết để sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tinh thần của bản thân và gia đình được nâng cao. Bên cạnh đó, họ còn tái sản xuất và phát triển khả năng của cá nhân, tích cực sản xuất vật chất cho xã hội. Để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch và chế độ trả lương sao cho thoả đáng với sức lao dộng mà người lao động bỏ ra.
    Xuất phát từ những lý do trên, sau thời gian thực tập, thu thập, đánh giá, phân tích tình hình thực tiễn tại công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234, em đã viết đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234”.

    Ngoài lời mở đầu, kết luận nội dung của luận văn tốt nghiệp gồm ba phần


    chính sau:


    Phần I : Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán tiền lương và các


    khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.


    Phần II : Tình hình thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Quản lý và Sửa chữa đường bộ 234.
    Phần III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ 234





    PHẦN I:

    LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG


    VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP


    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP:
    1. Khái niệm, bản chất và chức năng của tiền lương:


    1.1. Khái niệm :


    Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động, do vậy tiền lương không chỉ đảm bảo cho cá nhân người lao động mà nó còn phải đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình họ. Xuất phát từ đó mà nhà Nước phải quy định mức lương cơ bản để có thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động và gia đình của họ trong điều kiện bình thường.
    Tiền lương là đòn bẩy kinh tế, nó kích thích vật chất đối với người lao động làm cho họ lao động một cách tích cực, có kỷ luật với công việc và hiệu quả ngày càng cao. Để thực hiện chức năng này thì việc trả lương phải gắn với hiệu quả theo nguyên tắc: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.
    Trong nền kinh tế thị trường, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công việc của người lao động và trình độ quản lý của doanh nghiệp mà có thể áp dụng các hình thức trả lương phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
    1.2. Bản chất của tiền lương theo cơ chế thị trường:


    Để xác định tiền lương hợp lý cần tìm ra cơ sở để tính đúng, tính đủ giá trị của sức lao động. Người lao động sau khi bỏ ra sức lao động, tạo ra sản phẩm thì được một số tiền công nhất định. Vậy có thể coi sức lao động là một loại hàng hoá, một loại hàng hoá đặc biệt đó – hàng hoá sức lao động.
    Hàng hoá sức lao động cũng có mặt giống như mọi hàng hoá khác là có giá trị. Người ta định giá trị ấy là số lượng tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất ra nó. Sức lao dộng gắn liền với con người nên giá trị sức lao động được đo bằng giá trị

    các tư liệu sinh hoạt đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống (ăn ở, học hành, đi lại .) và những nhu cầu cao hơn nữa. Sông nó cũng phải chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường.
    Vì vậy, về bản chất tiền công, tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động, là động lực quyết định hành vi cung ứng sức lao động. Tiền lương là một phạm trù của kinh tế hàng hoá và chịu sự chi phối của các quy luât kinh tế khách quan. Tiền lương cũng tác động đến quyết định của các chủ doanh nghiệp để hình thành các thoả thuận hợp đồng thuê lao động.
    1.3. Chức năng của tiền lương:


    Tiền lương là một phạm trù kinh tế tổng hợp và bao gồm các chức năng sau:


    - Tiền lương là công cụ để thực hiện các chức năng phân phối thu nhập quốc dân,


    chức năng thanh toán giữa người sử dụng sức lao động và người lao động.


    - Tiền lương nhằm tái sản xuất sức lao động thông qua việc trao đổi tiền tệ do thu nhập mang lại với các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người lao động và gia đình họ.
    - Kích thích con người tham gia lao động, bởi lẽ tiền lương là một bộ phận quan trọng của thu nhập, chi phối và quyết địng mức sống của người lao động. Do đó, nó là công cụ quan trong quản lý. Người ta sử dung nó để thúc đẩy người lao động hăng hái lao động và sáng tạo, coi như là một công cụ tạo động lực trong sản xuất kinh doanh (SXKD)
    2. Quỹ tiền lương và các hình thức trả lương trong doanh


    nghiệp:


    2.1. Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp:


    Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền lương trích trả cho công


    nhân viên do doanh nghiệp quản lý sử dụng và chi trả.


    Quỹ tiền lương bao gồm:


    - Tiền lương trả theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm, lương khoán.


    - Tiền lương cho thời gian CNV ngừng việc đi học tập, hội nghị, triển lãm nghỉ phép năm .

    - Các khoản phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp độc hại .


    - Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên .


    - Trong công tác hạch toán và phân tích tiền lương có thể chia ra tiền lương chính


    và tiền lương phụ.


    + Tiền lương chính là tiền lương trả cho thời gian người lao động làm nhiệm vụ


    chính của mình theo nhiệm vụ của hợp đồng lao động.


    + Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động thực hiện các nhiệm vụ khác do doanh nghiệp điều động như hội họp, tập tự vệ và lương trả cho thời gian công nhân nghỉ phép năm theo chế độ
    Để quản lý tốt quỹ lương, doanh nghiệp luôn luôn phải gắn liền tiền lương với năng suất và hiệu quả lao động, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải thấp hơn tốc độ tăng tiền lương.
    2.1.1. Một số chế độ khác khi trả lương:


    ã Lương chế độ bao gồm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...