Thạc Sĩ Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại đến

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 10/4/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Quản lý nhà nước về hải quan là thể chế rất quan trọng điều chỉnh các
    hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho thương
    mại - đầu tư - du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời là
    công cụ để phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ chủ quyền kinh
    tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Với vai trò đó, Đảng và Nhà nước Việt
    Nam đã giao cho ngành hải quan thực thi 5 nhiệm vụ chính: (1) kiểm tra, giám
    sát hàng hóa, phương tiện vận tải; (2) phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái
    phép hàng hóa quan biên giới; (3) tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với
    hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (4) thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; (5)
    kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động
    xuất - nhập khẩu.
    Hiện nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế
    giới, chịu sự tác động của các mối quan hệ ngoại thương ngày càng đa dạng;
    quan hệ thương mại thế giới ngày càng phức tạp hơn, xuất hiện các hình thức
    bảo hộ mới, cung ứng trao đổi hàng hóa ngày càng nhanh chóng, các loại hình
    vận chuyển đa phương thức và thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở
    nên phổ biến; nguy cơ chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tội phạm buôn bán ma túy,
    chất gây nghiện, vũ khí gia tăng. Vì vậy, nhiệm vụ ngành hải quan ngày càng
    nặng nề, khối lượng công việc gia tăng nhanh chóng.
    Trong khi đó, hoạt động quản lý nhà nước về hải quan vẫn phải bảo đảm
    tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa, xuất - nhập
    - quá cảnh phương tiện vận tải. Đặc biệt là phải thông quan nhanh, giảm thiểu
    chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường thu hút du lịch, đầu tư nước ngoài để
    đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo đảm nguồn thu
    ngân sách quốc gia.
    Phương thức thực hiện thủ tục hải quan truyền thống với đặc thù là tất cả
    các bước trong thủ tục đó đều phải thực hiện bằng thủ công, thường xuyên tiếp
    xúc trực tiếp giữa hải quan với doanh nghiệp đã ngày càng bộc lộ nhiều khiếm
    khuyết. Một số hạn chế đó là: toàn bộ chứng từ của bộ hồ sơ hải quan đều phải
    kê khai bằng giấy đã làm tăng chi phí trong in ấn, vận chuyển, quản lý cho cả
    doanh nghiệp và hải quan; thời gian thông quan kéo dài làm gia tăng chi phí, mất
    cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giảm hiệu quả trong thực hiện công việc cơ
    quan hải quan; doanh nghiệp không biết được tình trạng bộ hồ sơ hải quan của
    mình đang được xử lý ở khâu nào, phiền hà và khó khăn đến với doanh nghiệp
    rất khó định lượng; giữa doanh nghiệp và cán bộ hải quan rất dễ phát sinh những
    thoả thuận tiêu cực.
    Đến năm 2005, sau 60 năm thành lập ngành hải quan đã thực hiện thí
    điểm thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT) tại Cục Hải quan Hải Phòng và Cục
    Hải quan Tp.Hồ Chí Minh. Sau một thời gian áp dụng đã cho thấy lợi ích của
    việc thực hiện TTHQĐT mang lại rất lớn như: thúc đẩy công tác cải cách thủ tục
    hành chính; giảm phiền hà và chống tham nhũng trong quá trình làm thủ tục hải
    quan; tăng năng suất và hiệu quả công việc của cơ quan hải quan; giảm thời gian
    thông quan hàng hóa; giảm chi phí thủ tục hành chính, tăng lợi nhuận doanh
    nghiệp; nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế và minh bạch hóa công tác quản lý.
    Tuy nhiên, phải đến đầu năm 2013 sau 7 năm thí điểm thì TTHQĐT mới
    bắt đầu đi vào thực hiện chính thức trên phạm vi cả nước (từ 01/01/2013). Đến
    nay TTHQĐT vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần được khắc phục và hoàn
    thiện. Về thể chế: quy trình TTHQĐT mới hình thành ở cấp chi cục hải quan,
    chưa được xây dựng tổng thể ở cấp cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung
    ương và Tổng cục Hải quan; các quy định thể chế chủ yếu xây dựng cho khâu
    thông quan, trong khi nhiều khâu và nghiệp vụ khác vẫn phải quản lý theo hành
    lang pháp lý hải quan thủ công, chưa áp dụng đầy đủ các chuẩn mực hải quan
    hiện đại; chính phủ điện tử chưa được xây dựng tổng thể, đồng bộ và vẫn còn
    nhiều việc lớn dở dang. Về mô hình nghiệp vụ hải quan và mô hình tổ chức cán
    bộ: chủ yếu vẫn dựa trên nền tảng nghiệp vụ và tổ chức của thủ tục hải quan
    truyền thống (thủ công). Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: hệ thống xử lý dữ
    liệu điện tử còn chưa hoàn thiện, hoạt động chưa ổn định, thiếu các chức năng,
    tiện ích hỗ trợ; phần mềm đầu doanh nghiệp chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
    nghiệp vụ. Nguồn nhân lực: TTHQĐT đòi hỏi phải có được một đội ngũ cán bộ,
    công chức chuyên môn được đào tạo đồng bộ theo các khâu của quy trình,
    chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo trong giao tiếp môi trường điện
    tử và sử dụng các công cụ điện tử; trong thời gian qua, việc đào tạo tuy đã đáp
    ứng được một phần yêu cầu của triển khai nhưng chỉ trong phạm vị hẹp; đội ngũ
    doanh nhân còn gặp khó khăn khi tham gia thực hiện TTHQĐT.
    Những hạn chế, tồn tại trên đây đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề phải
    giải quyết vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài về hoàn thiện TTHQĐT
    trong thời gian tới. Là người đã làm việc trong ngành Hải quan, một mặt nhận
    thức được đòi hỏi của việc hoàn thiện TTHQĐT, mặt khác có nguyện vọng
    nghiên cứu và đóng góp khoa học vào quá trình công tác, vì vậy NCS đã chọn đề
    tài: “Hoàn thiện thủ tục hải quan điện tử Việt Nam theo hướng áp dụng các
    chuẩn mực hải quan hiện đại đến năm 2020” làm Luận án nghiên cứu.
    2. Tổng quan nghiên cứu liên quan tới luận án
    Qua quá trình tìm hiểu của nghiên cứu sinh, đến nay đã có một số công
    trình nghiên cứu liên quan đến thủ tục hải quan điện tử ở trong nước và ngoài
    nước, các công trình nghiên cứu như sau.
    2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
    Trước năm 2005, thời điểm Việt Nam bắt đầu tiến hành thực hiện thí điểm
    TTHQĐT đã có một số nghiên cứu về TTHQĐT nhằm phục vụ cho việc khởi
    động thí điểm. Từ năm 2006 đến 2012 nghiên cứu về TTHQĐT đã tăng nhiều
    hơn, chủ yếu nhằm vào việc sơ kết, tổng kết và đưa ra đề xuất giải pháp để mở
    rộng thí điểm TTHQĐT với mục đích đạt được hiệu quả cao hơn. Nhiều công
    trình có giá trị cả về lý luận và thực tiễn đối với nhiều nội hàm về vấn đề
    TTHQĐT, trong đó tiêu biểu các nhóm công trình sau:
    2.1.1 Nhóm công trình về lý thuyết chiến lược phát triển hiện đại hóa hải quan
    (1) Năm 2003, công trình của Trương Chí Trung về “Xây dựng chiến lược
    phát triển ngành Hải quan đến năm 2010”.
    Công trình này đã đưa ra những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển
    toàn diện ngành Hải quan như là một bộ phận của Chiến lược phát triển kinh tế
    xã hội 10 năm giai đoạn 2001-2010. Công trình này có điểm nhấn quan trọng về
    sự cần thiết và định hướng phát triển hải quan điện tử của Việt Nam.
    (2) Năm 2006, công trình của Đặng Hạnh Thu về “Xây dựng chiến lược
    phát triển Hải quan đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020”.
    Công trình này đã đưa ra những căn cứ lý luận và thực tiễn về chiến lược
    trên, trong đó vấn đề TTHQĐT đã có vị trí quan trọng hơn rất nhiều so với chiến
    lược cùng tên đến năm 2010. Nhiều vấn đề phát triển Hải quan theo hướng hiện
    đại, tự động hóa, điện tử hóa trong nghiên cứu này đến nay vẫn đang phát huy
    tác dụng.
    (3) Năm 2007, công trình nghiên cứu của Nguyễn Duy Thông về “Cơ cấu
    lại hệ thống tổ chức bộ máy ngành hải quan để đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện
    đại hóa đến năm 2012, tầm nhìn đến năm 2020”.
    Đây là một nghiên cứu sâu về tổ chức của ngành hải quan; trong luận cứ
    về việc cơ cấu lại này, tác giả đã có đề cập tới sự xuất hiện của một nhân tố mới,
    đó là việc áp dụng TTHQĐT, dù rằng công trình này bắt đầu nghiên cứu chỉ sau
    một năm của quá trình áp dụng thí điểm loại thủ tục này.
    (4) Năm 2007, luận án tiến sỹ của Nguyễn Ngọc Túc về “Tiếp tục cải
    cách hiện đại hóa hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế”.
    Đây là công trình đã nêu bật những nét chính về thực trạng quá trình hiện
    đại hóa hải quan chuyển từ quy trình thông quan thủ công sang thông quan điện
    tử, công tác kiểm tra sau thông quan, thu thuế, chống buôn lậu và quá trình tin
    học hóa của hải quan Việt Nam.
    2.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu lý thuyết về chuẩn mực hải quan hiện đại và
    các điều ước quốc tế
    (1) Năm 2007, công trình của Hoàng Phước Hiệp “Nội luật hóa các điều
    ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập quốc tế”.
    Phạm vi nghiên cứu của công trình này rất rộng, trong đó một phần là các
    điều ước quốc tế được ban hành từ WCO, WTO, UN về hải quan, hải quan điện
    tử. Vào thời điểm năm 2007, việc nội luật hóa của Việt Nam đối với các điều ước
    quốc tế về hải quan điện tử còn khá khiêm tốn. Công trình này đã cung cấp nhiều
    luận cứ xác đáng cho việc đẩy mạnh và nâng cao cấp độ nội luật hóa các điều ước
    quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, trong đó có vấn đề hải quan điện tử.
    (2) Năm 2012, công trình của Phạm Đức Hạnh về “Một số giải pháp hài
    hoà hoá các chuẩn mực hải quan hiện đại”.
    Với công trình này, tác giả đã đưa ra những nghiên cứu của mình về một
    số giải pháp nhằm vào việc làm hài hoà các chuẩn mực hải quan hiện đại.
    Các công trình này đều nghiên cứu về hải quan điện tử với những mục
    tiêu, nhiệm vụ, phạm vi khác nhau, trong đó phần lớn phục vụ cho việc thí điểm
    thực hiện TTHQĐT tại Việt Nam trong các năm 2005-2012 về pháp lý, mô hình,
    quy trình, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy.
    2.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu lý thuyết liên quan đến thủ tục hải quan điện tử
    (1) Năm 2002, công trình của Nguyễn Công Bình về “Nghiên cứu đề xuất
    mô hình quản lý hải quan điện tử”.
    Đây là công trình nghiên cứu rất sớm về mô hình này, bởi tại thời điểm
    năm 2002 Hải quan Việt Nam đang trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan
    chủ yếu bằng phương thức truyền thống, chỉ một vài nghiệp vụ riêng lẻ được tin
    học hóa với mức độ hạn chế. Công trình này có nhiều giá trị lý luận và thực tiễn,
    tác động tới việc thúc đẩy chuyển dần từ phương thức truyền thống sang phương
    thức điện tử của Hải quan Việt Nam.
    (2) Năm 2005, công trình của Nguyễn Công Bình về “Nghiên cứu xây
    dựng mô hình hệ thống công nghệ thông tin thực hiện thủ tục hải quan điện tử”.
    Đây được xem là một công trình đầu tiên nghiên cứu sâu về ứng dụng
    công nghệ thông tin một cách hệ thống trong TTHQĐT. Nghiên cứu này về
    TTHQĐT đã cập nhật kịp thời các quy định của luật Giao dịch điện tử và luật
    Công nghệ thông tin năm 2005 và năm 2006.
    (3) Năm 2006, công trình của Phạm Đức Hạnh về “Nâng cao quản lý
    trong thủ tục hải quan điện tử”.
    Đây là công trình đề cập vấn đề nâng cao quản lý đối với Việt Nam khi
    tiến hành áp dụng thí điểm TTHQĐT giai đoạn (2005-2009) .
    (4) Năm 2006, công trình của Nguyễn Thanh Long về “Thực hiện
    TTHQĐT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan thành phố
    Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”.
    Nghiên cứu này có giá trị như một sơ kết của việc thực hiện thí điểm
    TTHQĐT tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chi Minh sau một năm triển khai.
    Công trình đã đưa ra một số đề xuất về việc hoàn thiện TTHQĐT để tiếp tục quá
    trình thí điểm tại Cục hải quan này.
    (5) Năm 2007, công trình của Lê Như Quỳnh“Một số vấn đề lý luận và thực
    tiễn áp dụng chuẩn mực quốc tế trong xây dựng quy trình TTHQĐT ở Việt Nam”.
    Khác với những nghiên cứu trước đây, công trình trên đã đi sâu về mặt
    xây dựng quy trình của TTHQĐT và đã phục vụ thiết thực cho việc triển khai
    mở rộng thí điểm TTHQĐT trong giai đoạn đang rất thiếu những quy trình này.
    (6) Năm 2010, công trình của Đỗ Đức Bảo“An toàn thông tin trong hải
    quan điện tử”.
    Nghiên cứu về triển khai an toàn thông tin trong hệ thống hải quan điện
    tử, trong đó có an toàn thông tin về thương mại điện tử, chữ ký điện tử. Tác giả
    đã đề xuất xây dựng giải pháp an toàn đối với hệ thống thông tin thông quan điện
    tử, đây là giải pháp về mặt kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
    2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
    Cho đến nay, đã có trên 90/179 nước và vùng lãnh thổ thuộc thành viên
    của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã ứng dụng quản lý nhà nước trong lĩnh
    vực hải quan bằng phương thức thực hiện TTHQĐT một cách phổ biến, tiêu biểu
    như: Mỹ, Úc, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc . Tại khu vực
    Đông nam Á, một số nước như: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...