Luận Văn Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án
    Đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở Việt
    Nam có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình Nhà nước thực hiện nhiệm vụ
    quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội. Đó chính là
    những người làm việc và hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, thực
    hiện việc hoạch định chính sách và thực thi pháp luật. Để thực hiện nhiệm vụ
    quan trọng này, cần phải xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất và năng lực,
    đáp ứng yêu cầu từng giai đoạn phát triển của đất nước. Với lý do này, đề tài của
    nghiên cứu sinh với tiêu đề "Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam
    trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế" hy vọng đóng góp một phần nhỏ
    vào công việc chung to lớn này.
    2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    - Về lý luận: Hệ thống hoá lý luận cơ bản về công chức, quản lý công chức
    và thể chế quản lý công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội nhập
    quốc tế. Nêu rõ được sự thay đổi vai trò của Chính phủ ảnh hưởng đến quản lý
    công chức hiện nay; các nguyên tắc và yêu cầu xây dựng thể chế quản lý công
    chức; các tiêu chí đánh giá thể chế quản lý công chức.
    - Về thực tiễn: Đánh giá thực trạng của thể chế quản lý đội ngũ công chức
    hiện nay với những kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn hạn chế, bất
    cập. Phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế hiện nay của thể chế
    quản lý đội ngũ công chức có những điểm gì chưa đáp ứng với yêu cầu xây
    dựng đội ngũ công chức. Từ đó, đề xuất những quan điểm, nguyên tắc, nội dung
    và một số giải pháp để hoàn thiện thể chế quản lý đội ngũ công chức đáp ứng
    yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Trong đó có các nội dung cụ thể sau:
    + Đánh giá thể chế quản lý công chức hiện nay (tính đến thời điểm 2005).
    + Những thách thức và nhiệm vụ của quản lý công chức ở Việt Nam trong
    thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.
    + Xây dựng hệ thống các khái niệm công cụ của hoạt động quản lý công
    chức; đề xuất đổi mới các nội dung quản lý công chức trong điều kiện hiện nay.
    + Những quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu của việc hoàn
    thiện thể chế quản lý công chức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển và hội
    nhập quốc tế.
    2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án.
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là thể chế quản lý công chức trong
    các cơ quan hành chính công quyền ở Việt Nam.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu, đánh giá hệ thống
    thể chế quản lý đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy hành chính công
    quyền từ Trung ương đến cấp quận, huyện. Không bao gồm công chức trong
    ngành tư pháp và lập pháp; công chức trong lực lượng vũ trang; công chức đảng,
    đoàn thể; công chức cấp xã.
    Về phạm vi thời gian, Luận án tập trung đánh giá thực trạng thể chế quản lý
    đội ngũ công chức trong thời gian từ năm 1998 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Căn cứ vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ chí
    Minh, Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
    phương pháp thống kê, nghiên cứu so sánh, phân tích, quy nạp, diễn dịch và
    phương pháp thực chứng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án đã tiến hành khảo sát điều tra
    xã hội học qua 4 phiếu hỏi thực hiện trong phạm vi cả nước gồm các Bộ, ngành
    Trung ương và một số tỉnh, thành phố ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Số liệu phiếu
    điều tra xã hội học là 30.748 phiếu (1.687 người x 4 phiếu/người). Số liệu thu
    thập được xử lý bằng công nghệ tin học và được đánh giá dưới dạng báo cáo
    phân tích gần 100 trang- đây là nguồn số liệu quan trọng để nghiên cứu thực
    trạng của hệ thống thể chế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý
    công chức. Đối tượng điều tra có khoảng 25% là người dân, còn lại là công chức
    lãnh đạo và công chức nghiệp vụ chuyên môn từ cấp huyện trở lên.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án đã có những đóng góp chính sau đây:
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến công chức, nội dung của
    quản lý công chức và thể chế quản lý công chức trong điều kiện phát triển và hội
    nhập quốc tế.
    - Phân tích thực trạng thể chế quản lý công chức ở Việt nam hiện nay, nêu
    rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, tồn tại và các đòi hỏi phải hoàn thiện
    trong giai đoạn tới.
    - Nêu lên những thách thức và nhiệm vụ của việc hoàn thiện thể chế quản
    lý công chức trong thời kỳ phát triển (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế.
    - Đề xuất quan điểm, phương hướng, nội dung và giải pháp hoàn thiện thể
    chế quản lý công chức trong giai đoạn tới.
    3
    6. Bố cục của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận
    án có kết cấu gồm:
    Chương 1. Công chức và thể chế quản lý đội ngũ công chức
    Chương 2. Thực trạng thể chế quản lý công chức ở Việt Nam.
    Chương 3. Quan điểm, nguyên tắc, nội dung và giải pháp hoàn thiện
    thể chế quản lý công chức trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...