Thạc Sĩ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài khoa học dài 228 trang:
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” và “Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, điều cần thiết trước hết là nắm vững định hướng XHCN trong nền KTTT ở nước ta”[1]
    Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhất là trong khoảng thời gian Việt Nam chuẩn bị và sau khi gia nhập WTO, thể chế kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN đã từng bước được xây dựng và phát huy tác dụng, làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển năng động và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhà nước đã ban hành mới và sửa đổi hàng loạt bộ luật và các văn bản dưới luật khác nhằm hướng vào việc đảm bảo các quyền tài sản; quyền tự chủ của các doanh nghiệp; đảm bảo cho giá cả chủ yếu do thị trường định đoạt; lấy các tín hiệu thị trường làm căn cứ quan trọng để phân bổ các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh; đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích các nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành công hết sức to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế, vẫn còn bộc lộ nhiều vấn đề phức tạp cần được khảo sát, nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn về thể chế kinh tế, khi những điều kiện kinh tế-xã hội thay đổi và khi nước ta đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó đòi hỏi thể chế kinh tế cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp. Hơn nữa, nền KTTT ở nước ta chỉ mới bước đầu được hình thành, nên thể chế KTTT ở nước ta cũng chưa thể được coi là hoàn chỉnh. Các quy định trong luật pháp, các văn bản dưới luật còn có nhiều chỗ mâu thuẫn, chưa nhất quán với nhau, gây khó khăn cho quá trình thực hiện, làm giảm đáng kể hiệu lực của các quy định pháp luật, đặc biệt là còn có nhiều điểm chưa phù hợp với các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Trong điều kiện đó, Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một đề tài cần thiết cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Về thể chế, thể chế kinh tế và thể chế KTTT, đã có nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
    ở nước ngoàicó nhiều tác giả nổi tiếng nghiên cứu về thể chế và thể chế kinh tế như Thortein Veblen (1994), Schmid (1972), North (1990-1991-1997), Sokoloff (2001) Gần đây hơn còn có một số tác giả nước ngoài khác cũng nghiên cứu về vấn đề này như:
    - GS.TS. E.Iaxin (2006)với tác phẩm: “Nhà nước và kinh tế trong thời kỳ hiện đại hoá”, tạp chí “Những vấn đề kinh tế”, Mát-xcơ-va, số 4. Trong tác phẩm này tác giả đã trình bày những lý thuyết về vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT hiện đại và khẳng định nhà nước luôn tồn tại trong kinh tế, trừ những người theo chủ nghĩa tự do, còn không ai phủ nhận vai trò kinh tế của nhà nước.
    - GS.TS.A.Popov (2005)trong tác phẩm “Các phương pháp kế hoạch và thị trường: điều kiện kết hợp”, Tạp chí “Nhà kinh tế”, Mát-xcơ-va, số 10/2005, đã nêu lên một số vấn đề lý luận về thể chế KTTT, thể hiện trong việc kết hợp kế hoạch với thị trường. Theo tác giả thì thể chế kinh tế chỉ ra việc nhà nước điều tiết kinh tế ở một mức độ nào đó để sử dụng hợp lý các nguồn lực hạn chế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển năng động, có hiệu quả.
    Về thể chế KTTT ở Trung Quốccó tác phẩm “Thể chế KTTT XHCN có đặc trưng Trung Quốc” do trung tâm KHXH và nhân văn quốc gia Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc biên soạn, Nxb KHXH ấn hành năm 2002. Trong tác phẩm này các tác giả đã phân tích quá trình xác lập lý luận thể chế KTTT XHCN ở Trung Quốc. Đại hội XIV (tháng 10-1992) của Đảng CSTQ đã khẳng định “Mục tiêu của cải cách thể chế ở Trung Quốc là xây dựng thể chế KTTT XHCN ở Trung Quốc” và chỉ rõ, phải thực hiện cải cách thể chế kinh tế cũ, xây dựng thể chế kinh tế mới - thể chế KTTT XHCN, “ làm cho thị trường phát huy tác dụng cơ bản trong phân phối các nguồn lực dưới sự điều tiết vĩ mô của nhà nước”.
    Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm khác nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình cải cách và hoàn thiện thể chế KTTT như “Kinh nghiệm về cải cách tài chính ở Trung Quốc” do GS. TS.Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh biên soạn, Nxb Tài chính, H.1997 ấn hành; Phan Trung: “Sự hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc”, tạp chí “Những vấn đề kinh tế”, Mát-xcơ-va, 2002-số 7
    Về thể chế KTTT ở Việt Nam, đã có nhiều công trình, nhiều nhà khoa học nghiên cứu như:
    - “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam” do TS. Đinh Văn Ân và Võ Trí Thành đồng chủ biên, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2006. Tác phẩm đã tổng hợp, giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về thể chế kinh tế, kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện thể chế ở các nước phát triển như ở Mỹ, Đức, Nhật Bản; ở các nước Đông Âu, bao gồm cả các nước thuộc Liên Xô trước đây đang chuyển đổi sang KTTT; ở các nước Đông Á sau khủng hoảng 1997-1998 và ở các nước đang phát triển, các nền kinh tế đang chuyển đổi sang KTTT ở châu Á như Trung Quốc và Việt Nam về các lĩnh vực: cải cách chế độ sở hữu; phát triển đồng bộ các loại thị trường; cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển các doanh nghiệp phi nhà nước; cải cách thể chế tài chính; cải cách thể chế tiền tệ; cải cách thể chế thương mại; cải cách thể chế phân phối; cải cách thể chế chính trị; cải cách bộ máy chính phủ; xây dựng nhà nước pháp quyền; cải cách thể chế xã hội như các tổ chức xã hội và xã hội dân sự.
    - Tác phẩm “20 năm đổi mới và hình thành thể chế KTTT định hướng XHCN”, Nxb CTQG ấn hành năm 2005, do PGS. TS. Nguyễn Cúc chủ biên. Trong tác phẩm này các tác giả trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản, một số quan niệm về thể chế và thể chế kinh tế, trình bày quan điểm đổi mới nhận thức lý luận về cải cách thể chế kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá quá trình đổi mới thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta, bao gồm các vấn đề đổi mới hệ thống chính trị; đổi mới lý luận về sở hữu và tái cơ cấu doanh nghiệp; hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
    - PGS.TS. Nguyễn Cúc và PGS.TS. Kim Văn Chính (2006) đồng chủ biên tác phẩm: “Sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam”, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội ấn hành. Nội dung chủ yếu của tác phẩm đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu và sở hữu nhà nước như bản chất và các yếu tố cơ bản của sở hữu, đặc điểm của sở hữu nhà nước; vai trò của sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
    - GS.TSKH. Lương Xuân Quỳ (2006) chủ biên tác phẩm: “Quản lý nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam”, do Nxb LLCT, Hà Nội ấn hành. Trong tác phẩm, các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến hoàn thiện thể chế KTTT: hệ thống hoá các lý thuyết cơ bản và những kinh nghiệm quốc tế về vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT và nhấn mạnh vai trò kinh tế của nhà nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
    - “Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước ngưỡng cửa của Tổ chức Thương mại Thế giới”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, H., 2006, do GS.TS. Nguyễn Văn Thường và GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn làm đồng chủ biên. Nội dung chủ yếu của tác phẩm là trình bày tổng quan về Tổ chức Thương mại Thế giới; phân tích những cơ hội, lợi ích và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; nghiên cứu, kinh nghiệm của Trung Quốc trong đàm phán gia nhập WTO và những năm đầu sau khi gia nhập WTO; phân tích, đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2005 theo những yêu cầu tham gia vào WTO, quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam năm 2005; nêu lên một số khuyến nghị và giải pháp cấp thiết cần thực hiện theo yêu cầu gia nhập WTO như tiếp tục hoàn thiện và bổ sung pháp luật, ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
    - “Văn kiện gia nhập WTO của Việt Nam” do luật gia Hoàng Anh sưu tầm và hệ thống hoá, Nxb Lao động-Xã hội, H.,11-2006. Trong văn kiện đã in toàn văn Báo cáo của Ban công tác về Việt Nam gia nhập WTO, Biểu cam kết về hàng hoá, Biểu cam kết về dịch vụ của Việt Nam trong WTO. Trong báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO có sự rà soát các chính sách và chế độ thương mại của Việt Nam cùng với các điều khoản dự kiến của bản dự thảo Nghị định thư gia nhập WTO. Các quan điểm của các thành viên Ban công tác của WTO về những vấn đề khác nhau của chế độ thương mại Việt Nam và các điều khoản và điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam đã được tóm lược trong bản Báo cáo của Ban công tác này.
    - Gần đây nhất có đề tài khoa học cấp Bộ “Thể chế KTTT định hướng XHCN: những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh quản lý, GS.TS.Chu Văn Cấp làm chủ nhiệm đề tài, đã được nghiệm thu cuối năm 2006 Công trình khoa học này đã phân tích một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về thể chế và thể chế kinh tế, thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam; đánh giá thực trạng hình thành thể chế KTTT định hướng XHCN ở nước ta (nhất là từ Đại hội IX của Đảng đến nay), nêu những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục hoàn thiện, đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam đến năm 2010.
    Ngoài ra còn có nhiều tác phẩm khác có liên quan đến thể chế kinh tế như “Thể chế nhà nước đối với một số loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện nay”, Nxb CTQG, H., 2003, do PGS.TS. Nguyễn Cúc làm chủ biên; “Một số giải pháp hoàn thiện thể chế tài chính trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước”, đề tài khoa học cấp bộ do Học viện khu vực I, Học viện CTQG HCM chủ trì, PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hoan làm chủ nhiệm đề tài; Tác giả Đặng Kim Sơn với tác phẩm “ba cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng”, Nxb CTQG, H., 2004 do Đại sứ quán Pháp tài trợ; và “Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) thành tựu và những vấn đề đặt ra” do PGS.TS. Đặng Thị Loan, GS.TSKH. Lê Du Phong và PGS.TS. Hoàng Văn Hoa làm chủ biên, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, H., 2006. Đồng thời còn nhiều công trình nghiên cứu khác về thể chế KTTT đã được đăng tải trên các tạp chí trong nước với nhiều góc độ khác nhau
    Các công trình khoa học nêu trên đã làm sáng rõ nhiều vấn đề lý luận quan trọng về thể chế, thể chế kinh tế, thể chế KTTT và thể chế KTTT định hướng XHCN; đề cập có tính hệ thống đến những vấn đề thực tiễn hình thành thể chế KTTT ở Việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế (1986) đến nay.
    Tuy nhiên, các công trình khoa học trên đây đều được hoàn thành trước khi Việt Nam là thành viên của WTO, nên mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn bị các điều kiện để gia nhập WTO, chưa có điều kiện nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc những tác động to lớn của các cam kết từ phía Việt Nam khi gia nhập WTO đến việc điều chỉnh và hoàn thiện thể chế KTTT ở Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết, đồng thời giữ vững được định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở Việt Nam. Vì vậy, Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2008 do Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh quản lý.
    3. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
    - Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về thể chế, thể chế kinh tế, thể chế KTTT và thể chế KTTT định hướng XHCN, phân tích, đánh giá thực tiễn quá trình hình thành thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trên một số mặt chủ yếu gắn với đòi hỏi cấp bách của thực tiễn hiện nay, làm rõ những tồn tại cần phải điều chỉnh, hoàn thiện.
    - Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT ở Việt Nam trên những mặt, lĩnh vực đã được phân tích ở phần phần thực trạng, sao cho vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa giữ vững được định hướng XHCN trong quá trình phát triển đất nước.
    Để đạt được mục tiêu đó, đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trên các lĩnh vực chủ yếu: hệ thống luật pháp và các bản quy phạm pháp luật, một số chính sách kinh tế của nhà nước; bộ máy vận hành và các chủ thể kinh tế trong nền KTTT khi Việt Nam là thành viên của WTO.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    - Trình bày và phân tích một cách có hệ thống các lý thuyết về thể chế, thể chế kinh tế, thể chế KTTT và thể chế KTTT định hướng XHCN, trên cơ sở đó rút ra quan niệm của đề tài về thể chế KTTT và thể chế KTTT định hướng XHCN;
    - Nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện thể chế KTTT XHCN của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO và rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam;
    - Phân tích, đánh giá quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian qua, nhất là trong khoảng thời gian chuẩn bị và sau khi gia nhập WTO. Trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại, yếu kém của thể chế kinh tế hiện hành cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện;
    - Quán triệt các quan điểm của Đảng, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam trong thời gian tới.
    5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Quá trình xây dựng thể chế KTTT ở Việt Nam chủ yếu từ Đại hội IX (năm 2001) đến nay, nhất là trong khoảng thời gian Việt Nam chuẩn bị và sau khi gia nhập WTO.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    - Sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn;
    - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, lô gíc kết hợp với lịch sử, tổng kết, đánh giá quá trình hình thành thể chế KTTT ở Việt Nam;
    - Kế thừa một cách có chọn lọc kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây và cập nhật những thông tin mới về chủ đề nghiên cứu.
    7. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm 3 chương, 10 tiết:
    Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
    Chương 2: Thực trạng hỡnh thành và phỏt triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
    Chương 3:Quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...