Luận Văn Hoàn thiện thể chế công vụ ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. tính cấp thiết của đề tài
    Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng
    định quan điểm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam. Về chính sách cán bộ và xây dựng chế độ công vụ Đại hội
    đã khẳng định: “Đổi mới chính sách cán bộ và công tác quản lý cán bộ, xây
    dựng chế độ công vụ rõ ràng, minh bạch, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ
    phẩm chất và năng lực gắn với chế độ hưởng thụ thoả đáng và công bằng.
    Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, minh bạch, dân chủ và phục vụ dân
    đối với các cơ quan và công chức nhà nước". Quan điểm này chi phối mọi
    mặt đời sống công vụ cả chính sách, thể chế và thực tiễn thực hiện công vụ
    của cán bộ, công chức.
    Một trong những nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính
    nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 được xác định là nâng cao chất lượng hoạt
    động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
    Thực tiễn đã chỉ ra rằng hiện nay ở nước ta hoạt động công vụ của cán bộ,
    công chức còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu nền kinh tế thị
    trường, xu hướng hội nhập, mở cửa, chưa bảo đảm, bảo vệ được các quyền
    tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, tình trạng tham nhũng, tình trạng
    thiếu trách nhiệm kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức vẫn đang tồn tại.
    Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có được một
    hệ thống thể chế công vụ hoàn thiện và đồng bộ. Hệ thống thể chế công vụ
    còn những mâu thuẫn, nhiều quan hệ công vụ chưa được điều chỉnh, hoặc
    điều chỉnh một cách chung chung, thiếu cụ thể, đặc biệt về trách nhiệm của
    công chức trong công vụ. Quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
    hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và xây dựng đội ngũ cán bộ, công
    chức ngày một chính quy, chuyên nghiệp đòi hỏi phải hoàn thiện thể chế
    công vụ ở nước ta hiện nay.
    Điều 12, Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2001) khẳng định
    quan điểm: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng
    cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều này đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước,
    tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân
    phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Để bảo đảm tăng
    cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà
    nước, đòi hỏi phải hoàn thiện thể chế công vụ, xác định rõ quyền, nghĩa vụ
    công chức trong hoạt động công vụ.
    Trong đời sống chính trị, trong khoa học hành chính ở nước ta, thuật ngữ
    thể chế công vụ được sử dụng khá phổ biến nhưng nội hàm của nó chưa
    được làm rõ, còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
    Để góp phần làm rõ khái niệm và nội dung của thể chế công vụ, đưa ra
    những giải pháp hoàn thiện thể chế công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng nền
    công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu lực
    và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
    nghĩa Việt Nam, hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, đề tài Luận án tiến
    sỹ: “Hoàn thiện thể chế công vụ ở nước ta hiện nay” được chọn để nghiên
    cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...