Luận Văn Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của ch

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    100 trang

    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 5

    PHẦN NỘI DUNG 8

    CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 8

    1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 8

    1.1.1.Khái niệm,bản chất và vai trò của hợp đồng xuất khẩu: 8

    1.1.1.2. Khái niệm: 8

    1.1.1.2.Bản chất: 8

    1.1.1.3.Vai trò : 9

    1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu 9

    1.1.3.Nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu: 9

    1.1.3.1.Giới thiệu chung: 10

    1.1.3.2.Các điều khoản của hợp đồng 10

    1.2.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 19

    1.2.1.Các bước thực hiện hợp đồng xuất khẩu: 20

    1.2.2.Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 20

    1.2.2.1.Chuẩn bị hàng xuất khẩu 20

    1.2.2.2.Kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu . 23

    1.2.2.3.Thuê phương tiện vận tải 23

    1.2.2.4.Mua bảo hiểm (nếu có) 25

    1.2.2.5.Làm thủ tục hải quan 26

    1.2.2.6.Giao hàng cho người vận tải. 27

    1.2.2.7.Làm thủ tục thanh toán. 28

    1.2.2.8.Khiếu nại giải quyết khiếu nại (nếu có) 29

    1.3.GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU HÀNH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU: 30

    1.3.1.Khái niệm và vai trò của giám sát và điều hành hợp đồng xuất khẩu: 30

    1.3.2.Những nội dung và phương pháp giám sát,điều hành hợp đồng xuất khẩu: 32

    CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 35

    2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX VÀ CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI 35

    2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển: 35

    2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty: 36

    2.1.2.1. Chức năng: 36

    2.1.2.2. Nhiệm vụ: 37

    2.1.3.Tổ chức nhân sự của công ty và chi nhánh tại Hà Nội 37

    2.1.4. Môi trường kinh doanh: 39

    2.1.4.1. Thị trường: 40

    2.1.4.2. Khách hàng: 40

    2.1.4.3. Đối thủ cạnh tranh: 41

    2.1.4.4. Các nhà cung cấp: 41

    2.2.THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 42

    2.2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội 42

    2.2.2.Thực trạng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội 48

    2.3.QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI. 51

    2.3.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu 51

    2.3.2. Kiểm tra hàng xuất khẩu 56

    2.3.3.Thuê phương tiện vận tải 58

    2.3.4.Mua bảo hiểm cho hàng hoá 60

    2.3.5.Làm thủ tục Hải quan 61

    2.3.6.Giao hàng 63

    2.3.7.Làm thủ tục thanh toán 65

    2.3.8.Giải quyết khiếu nại. 67

    2.4.ĐIỀU HÀNH VÀ GIÁM SÁT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 68

    2.5.ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 70

    2.5.1.Ưu điểm 70

    2.5.2.Những tồn tại 71

    2.5.3.Nguyên nhân 72

    CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 73

    3.1.NHỮNG THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI MHÁNH 73

    3.1.1.Một số phân tích về thị trường thiếc trên thế giới 73

    3.1.2.Mục tiêu và phương hướng hoạt động của chi nhánh 78

    3.1.3.Những cơ hội và thách thức 81

    3.1.3.1.Cơ hội 81

    3.1.3.2.Thách thức 82

    3.2.MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU THIẾC THỎI SANG THỊ TRƯỜNG MALAYSIA CỦA CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN XNK PETROLIMEX TẠI HÀ NỘI 83

    3.2.1.Giải pháp về tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 83

    3.2.1.1.Giải phám nhằm đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu 83

    3.2.1.2.Giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển 85

    3.2.1.3.Giải pháp trong quy trình kiểm tra chất lượng hàng hoá 86

    3.2.1.4.Giải pháp trong quy trình giao hàng 87

    3.2.1.5.Giải pháp trong quy trình thông quan xuất khẩu 88

    3.2.1.6.Giải pháp trong quy trình thánh toán 88

    3.2.1.7.Giải pháp về giám sát và điều hành việc thực hiện hợp đồng 88

    3.2.1.8.Giải pháp về bồi dưỡng nguồn nhân lục 90

    3.2.1.9.Giải pháp về thị trường 90

    3.2.1.10.Một số giải pháp khác 91

    3.2.2.Một số kiến nghị 93

    3.2.2.1.Về quy trình nghiệp vụ Hải quan 93

    3.2.2.2.Về tính ổn định thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật 93

    3.2.2.3.Về việc tạo lập môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi hơn 94

    KẾT LUẬN 95

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 97





    PHẦN MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức.

    Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay.

    Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

    Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinhh nghiệm kinh doanh quốc tế,quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế Do vậy trong quá trình kinh doanh quốc tế các doanh nghiệp gặp không ít các khó khăn vướng mắc,trong đó có quy tình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

    2.Mục đích nghiên cứu

    Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội”.

    3.Đối tượng nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Đối tượng này sẽ được nghiên cứu trong phạm vi các hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội.

    4.Phương pháp nghiên cứu

    Với mục đích tìm hiểu thực tiễn bằng các kiến thức đã học. Ngoài việc xử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.Trong quá trình thực hiện luận văn em đã xử dụng các phương pháp nghiên cứu khác là phương pháp hệ thống hoá,phương pháp thống kê,phương pháp phân tích so sánh

    5.Kết cấu của luận văn

    Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:

    -Chương 1.Lý luận chung về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

    -Chương 2.Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty cổ phần XNK Petrolimex tại Hà Nội

    -Chương 3.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức hợp đồng xuất khẩu thiếc thỏi sang thị trường Malaysia của chi nhánh Công ty XNK petrolimex tại Hà Nội


















    PHẦN NỘI DUNG

    CHƯƠNG 1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

    1.1.KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:

    1.1.1.Khái niệm,bản chất và vai trò của hợp đồng xuất khẩu:

    1.1.1.2. Khái niệm:

    Hợp đồng: Là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên bình đẳng với nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.

    Hợp đồng xuất khẩu: Là sự thoả thuận giữa hai đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, bên bán được gọi là bên xuất bên mua gọi là bên nhập một tài sản cố định gọi là hàng hoá. Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

    Như vậy chủ thể của hợp đồng này là Bên Bán (bên xuất khẩu) và Bên Mua (bên nhập khẩu).Họ có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.Bên Bán giao một giá trị nhất định và ,để đổi lại,Bên Mua phải trả một đối giá tương xứng với giá trị đã được giao.Đối tượng của hợp đồng này là hàng hoá (Goods) hoặc dịch vụ (Service).

    Trong thực tế, không nhất thiết người mua phải trả bằng tiền cho người bán mà có thể trả bằng hàng hoá có giá trị tương đương, mà chỉ lấy tiền làm phương tiện tính toán.

    1.1.1.2.Bản chất:

    Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận của các bên kí hợp đồng.Điều cơ bản của hợp đồng là phải thể hiện ý chí thực sự thoả thuận không được cưỡng bức,lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.Hợp đồng xuất khẩu giữ một vai trò quan trọng trong kinh doanh Thương Mại Quốc Tế,nó xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thoả thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó.

    1.1.1.3.Vai trò :

    Vai trò cơ bản của hợp đồng là làm cơ sỏ để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa vụ của họ.Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của các bên và đồng thời hợp đồng cũng là cơ sỏ ư pháp lý quan trọng để một bên có thể khiếu nại đối tác của mình không thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của họ đã thoả thuận trong hợp đồng.Do vậy hợp đồng càng quy định chi tiết rõ ràng,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp do tránh tối đa viêc gây hiểu lầm,mỗi bên hiểu theo một cách khác nhau và khi cần thiết với vai trò là một cơ sở pháp lý quan trọng trong việc khiếu nại đối tác hợp đồng nhất thiết phải rõ ràng ,chi tiết ,dễ hiểu mới đủ mạnh để buộc các đối tác tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của họ như đã thoả thuận.

    1.1.2.Đặc điểm của hợp đồng xuất khẩu

    Hợp đồng xuất khẩu thường có những đặc điểm sau:

    -Hàng hoá-đối tượng của hợp đồng được di chuyển qua biên giới quốc gia.Biên giới này là biên giới Hải Quan chứ không đơn thuần là biên giới địa lí.(Ví dụ,hợp đồng mua bán kí kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được luật pháp coi là hợp đồng xuất khẩu với xí nghiệp trong khu chế xuất,nhưng hàng hoá thuộc hợp đồng đó không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia)

    -Đồng tiền thanh toán sẽ là ngoại tệ với ít nhất một bên(Cá biệt với các nước đã xử dụng đồng tiền chung Châu Âu – EURO )

    -Nó diễn ra giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau.

    -Hợp đồng xuất khẩu thường chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau:Luật quốc gia(Luật của quốc gia bên Mua,Luật của quốc gia bên Bán),Luật quốc tế(các hiệp định ,hiệp ước thương mại song phương và đa phương),các phong tục và tập quán buôn bán quốc tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...